Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Bởi những diễn biến âm thầm của bệnh mỡ máu cao mà rất nhiều người bệnh đang có chung câu hỏi máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Để biết bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Bởi những diễn biến quá âm thầm của bệnh mỡ máu cao mà nhiều người bệnh khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu phải thốt ra câu hỏi “Máu nhiễm mỡ là sao?” Bởi quan niệm của nhiều người về căn bệnh này chỉ thuộc về người cao tuổi hay có trọng lượng cơ thể lớn. 

Quan niệm này không sai nhưng chưa đủ. Theo định nghĩa của khoa học máu nhiễm mỡ còn được gọi là bệnh mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là hiện tượng mà các chỉ số cholesterol, triglycerid khi đi xét nghiệm thấy cao hơn mức bình thường. (cholesterol cao hơn 5,3 hoặc triglycerid cao hơn 2,2).

Nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do những nguyên nhân chính sau:
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa…chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
  • Béo phì: Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Nó khiến nồng độ HDL – cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL – cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
  • Lười vận động: Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.
  • Thường xuyên hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn

Độ tuổi bị máu nhiễm mỡ?

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến căn bệnh máu nhiễm mỡ không phải là do tuổi tác hay giới tính. Vậy nên máu nhiễm mỡ sẽ không từ một ai, nó xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Cụ thể:
1. Máu nhiễm mỡ ở người già

Chúng ta thường thấy ở người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý như: cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, thậm chí suy gan. Không thể không kể đến một bệnh lý nữa ở người cao tuổi đó là máu nhiễm mỡ. 

Người già khi bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Người già khi bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến máu nhiễm mỡ ở người già chủ yếu là do chế độ ăn uống và vận động. Thường thấy ở người già, chế độ ăn uống của họ vẫn còn có nhiều thành phần chất béo, là mỡ động vật. Quá trình chuyển hóa chất béo ở người già chậm chạp hơn rất nhiều, do đó việc sử dụng quá nhiều những thực phẩm đó vô hình chung lại gây ra bệnh mỡ máu ở họ. 

Khi mà họ không có chế độ tập luyện hợp lý. Lý do thường thấy là người cao tuổi ít vận động hay tập thể dục do sức khỏe hạn chế, do đau xương khớp nên họ rất lười vận động. Lượng mỡ thừa do hấp thu thức ăn cứ thế tăng lên. Làm cho bệnh mỡ máu lại càng thêm cơ hội tấn công. Đồng thời, đa số những đột quỵ do mỡ máu cao thường gặp ở người già.

2. Máu nhiễm mỡ ở người trẻ

Trước đây, mỡ máu được coi là bệnh người già. Nhưng rất nhiều năm về đây, người trung tuổi, thậm chí trẻ tuổi cũng bị mỡ máu cao. Nguyên nhân mắc máu nhiễm mỡ ở người trẻ trong xã hội hiện nay là gì? Đó vẫn là chế độ ăn uống bất hợp lý. Hằng ngày họ ăn nhiều thực phẩm chức chất béo không tốt. Tiêu thụ nhiều đồ ăn chứa chất béo bão hòa từ các loại thịt động vật. Còn có một thói quen ở giới trẻ ngày nay đó là những đồ ăn nhanh, những gia vị cay nóng. 

Người trẻ mắc bệnh máu nhiễm máu có nguy hiểm không?

Lối sống thụ động phụ thuộc nhiều vào công nghệ đang trở thành xu hướng nguy hại cho bệnh mỡ máu. Hơn thế, với vòng xoay công việc, học tập, người ta căng thẳng mệt mỏi, stress. Họ còn chẳng dành thời gian cho việc rèn luyện sức khỏe qua việc tập thể dục, vận động thể lực.

Còn chưa kể đến, một lượng lớn nam giới còn có thói quen cực xấu, cực hại sức khỏe. Đó chính là ăn nhậu, là bia rượu thuốc lá triền miên. Nếu không có những thói quen xấu này thì có khi họ không bị bệnh máu nhiễm mỡ.

3. Máu nhiễm mỡ ở trẻ em
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không khi trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không khi trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh

Máu nhiễm mỡ ở trẻ em, nghe có vẻ vô lý nhưng đó là sự thật. Giờ đây, trẻ em cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân dễ thấy là do tỷ lệ trẻ em béo phì ngày càng tăng. Chính vì thế, xuất hiện tình trạng máu nhiễm mỡ ở trẻ em ngày một nhiều hơn.

4. Máu nhiễm mỡ ở người gầy
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không ở người gầy

Máu nhiễm mỡ ở người gầy ư? Tại sao người gầy lại vẫn bị máu nhiễm mỡ được. Vâng đó là điều ngạc nhiên, nhưng không phải là không xảy ra! Người gầy vẫn bị máu nhiễm mỡ do cơ thể họ bị rối loạn chuyển hóa. Gan không chuyển hóa được chất béo từ đó gây nên tình trạng mỡ máu. Nguyên nhân nữa là do lười vận động, ăn uống không hợp lý. Dù họ gầy nhưng họ vẫn có khả năng là người có thói quen uống bia rượu. Hay họ căng thẳng, stress trong công việc. Thậm chí cũng có thể là do gen di truyền thì sao. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến máu nhiễm mỡ ở người gầy.

Máu nhiễm mỡ có nguy cơ dẫn đến những tình trạng bệnh lý nặng hơn

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?” là câu hỏi phổ biến của người mắc mỡ máu. Các chuyên gia đã phân tích mức độ nguy hiểm của căn bệnh máu nhiễm mỡ này và cho biết mỡ máu cao là nguy cơ trực tiếp dẫn đến các bệnh lý sau:

1. Tiểu đường type 2:

Trong những trường hợp người có nguy cơ huyết áp cao, béo phì, HDL – Cholesterol có lợi thấp, đường huyết cao. Khi chỉ số Triglyceride cao kết hợp với 2 trong bất kì điều kiện nào kể trên đều có khả năng phát triển bệnh tiểu đường type 2 tăng lên gấp 5 lần.

2. Bệnh tim mạch:

Khi các chỉ số mỡ máu tăng vượt ngưỡng cho phép thì cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải chúng. Mỡ xấu không được loại bỏ dần dần tích tụ trong thành mạch. Qua thời gian chúng sẽ dày lên từ đó hình thành các mảng xơ vữa. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm hẹp và tắc những động mạch cung cấp máu đến các cơ quan trên cơ thể. Nếu các mảng xơ vữa này hình thành ở động mạch chủ của tim sẽ gây bệnh tim mạch và tạo ra những cơn đau thắt ngực.

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm khi dẫn tới bệnh tim mạch
3. Đột quỵ:

Mỡ máu cao kéo dài gây xơ vữa động mạch, làm cho lòng mạch càng hẹp. Khi lòng mạch hẹp sẽ dễ bị tắc nghẽn, thậm chí mảng xơ vữa bong ra đi theo dòng máu, tạo nên các cục máu đông, dẫn đến đột quỵ não, nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể bị tàn phế hoặc tử vong.

4. Bệnh lý về gan:

Trong số các trường hợp bị gan nhiễm mỡ không do bia rượu thì tới hơn 10% trọng lượng lá gan đã được thay thế bằng mỡ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gan nhiễm mỡ là bệnh tiểu đường, béo phì và đặc biệt là máu nhiễm mỡ.

Vậy đến lúc này thì “máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không”. Nó không phải là nguy hiểm mà hết sức nguy hiểm bởi hệ lụy của nó quá lớn. Một khi không phát hiện sớm thì cơ thể đứng trước nguy cơ bệnh tật nhiều hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện máu nhiễm mỡ

Rất may mắn rằng, máu nhiễm mỡ không cần dùng đến những biện pháp kỹ thuật y tế phức tạp mà chỉ cần thông qua xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu nhiễm mỡ – phát hiện sớm bệnh và  mức độ bệnh

Với những người còn chưa biết tình trạng mỡ máu của mình thì hãy đến bệnh viện để có thể làm các xét nghiệm máu nhiễm mỡ. Thông thường, để kiểm soát tình trạng mỡ máu, người bệnh nên làm xét nghiệm kiểm tra 5 năm/lần. Đối với người mắc cao huyết áp, tiểu đường, có tiền sử tim mạch thì nên thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn.

Ngoài ra, trước khi làm xét nghiệm người bệnh cần nhịn đói 8-10 giờ đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm vì thức ăn sẽ gây ảnh hưởng tới chỉ số mỡ máu.

KYOMAN – Giải pháp cho người bị máu nhiễm mỡ

Bên cạnh những giải pháp dự phòng, hiện nay, sản phẩm TPBVSK Kyoman chứa bộ đôi dược liệu quý đã được nghiên cứu có tác dụng tốt trong điều hòa Cholesterol. Trong đó, Chiết xuất cam Bergamot có trong KYOMAN là chiết xuất Bergamonte – Nguyên liệu được chuyển giao từ HP Ingredients. Đây là chiết xuất thảo dược đã được nghiên cứu & cấp bằng sáng chế tại Mỹ (US-20110223271) để ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp kiểm soát mỡ máu & duy trì đường huyết ổn định.

Đọc thêm tác dụng của 2 thành phần thảo dược trong Kyoman tại:

Công dụng của nần nghệ có trong KYOMAN: https://kyoman.vn/nan-nghe-thao-duoc-quy-giup-ha-mo-mau-vung-ben-thanh-mach

Bên cạnh nần nghệ là Cam bergamote: https://kyoman.vn/phuong-phap-day-lui-mo-mau-tu-thao-duoc-nuoc-y/

Những thông tin bài viết mang lại có lẽ phần nào đã cởi bỏ được nút thắt “Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không”. Mong rằng, cũng từ bài viết này mà mọi người có một kế hoạch phòng tránh và điều trị kịp thời với căn bệnh máu nhiễm mỡ. Chúc các bạn một sức khỏe thật tốt và luôn có niềm vui trong cuộc sống.

Đặt mua Kyoman

- Giá bán: 320.000đ/hộp

- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên

ĐẶT MUA THEO LIỆU TRÌNH

Thông báo

x
Mua hàng