Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

Máu nhiễm mỡ có lây không? Cách phòng chống mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ có lây không là mối băn khoăn trắc trở của rất nhiều người hiện nay. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh máu nhiễm mỡ trong các năm gần đây ngày càng gia tăng. Trước sự rộng phát của bệnh, càng nhiều người thêm lo sợ về nguy cơ lây nhiễm. Bài viết sau có thể giải đáp cho câu hỏi “máu nhiễm mỡ có lây không“. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Máu nhiễm mỡ có lây không?

Trước khi trả lời câu hỏi”mỡ nhiễm máu có lây không” chúng ta cần tìm hiểu máu nhiễm mỡ hay tăng mỡ máu là bệnh gì?

 Máu nhiễm mỡ là gì? Máu nhiễm mỡ có lây không?
Máu nhiễm mỡ là gì? Máu nhiễm mỡ có lây không?

Theo định nghĩa của khoa học máu nhiễm mỡ còn được gọi là bệnh mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là hiện tượng mà các chỉ số cholesterol, triglycerid khi đi xét nghiệm thấy cao hơn mức bình thường. (cholesterol cao hơn 5,3 hoặc triglycerid cao hơn 2,2).

Khi đánh giá khả năng lây nhiễm của một bệnh nào đó đối với xã hội, người ta dựa vào nguyên nhân gây nên bệnh ấy. Máu nhiễm mỡ có lây không thì chúng ta cũng phải cần biết được nguyên nhân dẫn đến máu nhiễm mỡ là gì.

Có nhiều yếu tố có thể gây máu nhiễm mỡ, từ rối loạn di truyền đến lối sống của bạn. Các nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu có thể được chia làm 2 loại chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân thứ phát là những yếu tố sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học. Cũng có thể là máu nhiễm mỡ xuất hiện cùng một số bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường.

Bên cạnh nguyên nhân thứ phát thì nguyên nhân nguyên phát là tình trạng mỡ máu cao được gây ra bởi ít nhất một gen đột biến hoặc gen di truyền từ cha mẹ. Có khi mỡ máu bị gây ra từ cả gen đột biến và gen di truyền.

Các gen bị khiếm khuyết có thể gây nên bất thường trong việc chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể. Từ đó mà mỡ máu cao được hình thành.

Vậy nên mọi người nên biết được rằng, máu nhiễm mỡ không lây nhưng có tính di truyền. Nếu bạn có bố mẹ bị máu nhiễm mỡ ngay từ lúc trẻ thì có khả năng bạn cũng mắc bệnh.

Tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ ràng đó là bệnh di truyền, không phải là bệnh lây nhiễm. Nghĩa là nếu bạn không có gen di truyền từ cha mẹ thì bạn không thể bị lây bệnh máu nhiễm mỡ từ những người xung quanh.

Vậy những ai có nguy cơ mỡ máu cao?

Bạn không bị lây bệnh mỡ máu từ những người mang bệnh. Nhưng không loại trừ bạn sẽ là đối tượng, là đích nhắm trong tương lai của căn bệnh này.

Theo quan niệm trước tới nay, ai cũng nghĩ máu nhiễm mỡ là bệnh người già. Nhưng trong nhiều năm nay, bệnh này đã mang xu hướng trẻ hoá. Không chỉ còn người cao tuổi mắc bệnh, mà máu nhiễm mỡ đã xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi thậm chí là cả trẻ em. Ai ai cũng có nguy cơ bị mỡ máu.

1. Phần lớn người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ ở người già
Máu nhiễm mỡ ở người già

Càng lớn tuổi, khả năng chuyển hóa các chất của cơ thể càng suy yếu. Đặc biệt là chất béo được hấp thụ vào cơ thể mà không được chuyển hóa hiệu quả. Từ đó, khiến lượng mỡ thừa tích tụ càng nhiều.  Bên cạnh đó là việc ít vận động  kèm theo các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường,… lại làm tăng nguy cơ mỡ máu ở người cao tuổi.

2. Người trẻ vẫn ngày càng tăng nguy cơ mắc mỡ máu

Ngày nay, máu nhiễm mỡ đã dần xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc máu nhiễm mỡ ngày càng tăng cao. Việc này ngày càng trở nên nguy hại cho độ tuổi lao động chính của xã hội.

 Người trẻ tuổi cũng có nguy cơ máu nhiễm mỡ
Người trẻ tuổi cũng có nguy cơ máu nhiễm mỡ

Bên cạnh đó, đối tượng trẻ tuổi mắc bệnh này thì vẫn chưa thay đổi những thói quen xấu của bản thân. Những thói quen ấy là một chế độ ăn không lành mạnh, ăn nhiều đồ chiên xào, ăn đồ ăn nhanh tại công sở. Họ vẫn duy trì những bữa tiệc tùng cùng những ly rượu, cốc bia chúc nhau mà không hề nghĩ rằng những thứ đó làm rối loạn quá trình chuyển hoá chất béo làm nó được tích lại trong máu. Đồng thời, những người này còn rất lười vận động thể lực, không dành thời gian để tập luyện nâng cao sức khỏe bản thân.

3. Máu nhiễm mỡ không loại trừ trẻ em

Máu nhiễm mỡ không lây, nên chẳng mấy người nghĩ tới là bệnh máu nhiễm mỡ này lại xuất hiện ở trẻ em. Nhưng điều đó là việc đã tồn tại. Trẻ em ngày càng tăng nguy cơ bị béo phì. Mà béo phì lại là nguy cơ làm tăng khả năng bị máu nhiễm mỡ. Vậy nên trẻ béo phì rất có khả năng bị mỡ máu.

Trẻ em cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ
Trẻ em cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

Các bố mẹ hãy chú ý đến mỗi bữa ăn và việc rèn luyện sức khỏe để kiểm soát sự phát triển của trẻ, không để béo phì có cơ hội với trẻ nhỏ. Đó là cách gián tiếp ngăn chặn máu nhiễm mỡ với con trẻ.

4. Đến cả người gầy cũng là đối tượng của máu nhiễm mỡ

Nhắc đến máu nhiễm mỡ là ta hình dung đến những người mập, chứ không phải là người gầy. Vì căn bệnh máu nhiễm mỡ này không lây nhiễm, chẳng có lý gì mà người gầy bị mỡ máu. Nhưng bạn đã hiểu chưa đủ rồi. Những người gầy đồng nghĩa là hệ tiêu hoá và việc chuyển hoá hấp thu các chất của cơ thể họ có vấn đề. Vấn đề trong chuyển hoá chất này có thể là việc chuyển hoá chất béo không triệt để. Đi đôi với đó là việc lười vận động thì máu nhiễm mỡ càng có cơ hội tiếp cận.

Vậy máu nhiễm mỡ có lây không? Nó không lây từ người béo sang người gầy, hay từ người lớn qua trẻ nhỏ. Nhưng ai ai cũng có thể có nguy cơ bị bệnh nếu bạn không thật sự chú ý đến cách sinh hoạt và sức khỏe của mình. Máu nhiễm mỡ có thể đến gặp bạn bất kỳ lúc nào.

Bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Khi thấy rằng máu nhiễm mỡ có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, có phải các bạn đang hoang mang rằng “máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?” Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Ban đầu, bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm, bệnh có thể có biến chứng rất nghiêm trọng, thậm chí đe doạ đến tính mạng.

Do nồng độ LDL – Cholesterol (chất béo xấu) trong máu tăng cao, nó có thể tích tụ trong các động mạch, tạo thành các mảng bám ở thành mạch được gọi là các mảng xơ vữa. Không được điều trị, các mảng bám này ngày một dày lên, thu hẹp lòng mạch máu, gây xơ vữa mạch máu (xơ vữa động mạch). Khi đó, tình trạng này trở nên đáng báo động bởi nó gây ra các biến chứng về bệnh tim, những cơn đau tim, các bệnh động mạch vành, đột quỵ, thậm chí gây tử vong.

Mặc dù không lây nhiễm nhưng bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Khi đã mắc bệnh mỡ máu thì nhiều người lại có câu hỏi mỡ máu cao có chữa được không? Bạn có thể vơi bớt nỗi lo lắng ấy, bởi nếu áp dụng những cách dưới đây bạn có thể cải thiện được tình trạng mỡ máu cao của mình

  1. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt ngay từ bây giờ

Bạn cần thay đổi những gì là không tốt cho sức khoẻ mà bạn đã để nó tồn tại suốt bấy lâu nay. Bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều chất béo: nó khiến bạn càng có thêm lượng mỡ đọng lại trong máu
  • Tiếp đãi bạn bè bằng những bữa rượu bia. Hãy bỏ bia rượu vì nó làm ảnh hưởng đến việc chuyển hoá chất béo. Thay vào đó hãy dùng các loại trà thiên nhiên hoặc nước lọc là được rồi
  • Tăng cường tập luyện: Hãy luyện tập thể dục thể thao đều đặn để đốt cháy lượng mỡ thừa các bạn nhé
  • Sử dụng các thảo dược trị mỡ máu cao

Bạn có thể sử dụng các phương thuốc thảo dược từ dân gian để chữa khỏi bệnh máu nhiễm mỡ.

Thảo dược đầu tiên là những củ tỏi quen thuộc.

Tỏi thì rất thân quen với mọi người. Nhưng nước ép trong tỏi có tác dụng hạ mỡ máu thì không phải ai cũng biết. Tỏi có khả năng chống lại các cholesterol thừa trong cơ thể, từ đó phòng ngừa xơ cứng động mạch. Tỏi có thế làm giảm cholesterol toàn phần và LDL.

Sử dụng tỏi để điều trị bệnh mỡ máu cao
Sử dụng tỏi để điều trị bệnh mỡ máu cao
Cách dùng:
  • Bạn có thể dùng tỏi trực tiếp bằng cách bổ sung nhiều tỏi vào các món ăn của mình. Có thể áp dụng cách tiện lợi hơn đó là hãy ăn 2 tép tỏi tươi mỗi sáng.
  • Một cách khác là có thể kết hợp tỏi và chanh tạo thành sinh tố chanh tỏi và sử dụng uống mỗi ngày. Cách này cũng rất dễ làm. Bạn chỉ cần 4 củ tỏi, 4 quả chanh. Tỏi bóc vỏ, chanh được rửa sạch cắt nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn cùng 3 lít nước lọc rồi cất ngăn mát tủ lạnh. Sau 3 ngày để lạnh, bạn có thể sử dụng hàng ngày. Nhưng lưu ý chỉ được uống tối đa 50ml và chia 3 lần/ngày thôi nhé.
Sử dụng trà giảo cổ lam

Giảo cổ lam đã được nghiên cứu trong suốt 10 năm và đã chứng minh được nhiều công dụng quý với sức khỏe như: làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Tăng cường chức năng gan, giải độc và bảo vệ gan, điều chỉnh rối loạn chuyển hoá mỡ.

Sử dụng giảo cổ lam để điều trị mỡ máu
Sử dụng giảo cổ lam để điều trị mỡ máu
Sử dụng giảo cổ lam hàng ngày như một loại trà uống:
  • Liều lượng dùng 50 – 60g/ngày, chia 3 ấm, sử dụng trong ngày
  • Bước đầu tiên, bạn cần tráng giảo cổ lam 1 lần bằng nước nóng để rửa sạch tạp chất giúp trà thơm hơn.
  • Thêm 400ml nước sôi vào 20g trà chờ 20 phút là có thể sử dụng.
Nần nghệ – thần dược của người dân tộc Dao

Từ rất lâu nần nghệ đã không thể thiếu trong đời sống của người dân tộc Dao.

  Nần nghệ chữa mỡ máu cao
Nần nghệ chữa mỡ máu cao

Khoa học đã có các công trình nghiên cứu và chứng minh chất Saponin trong rễ nần nghệ có hoạt lực hạ mỡ xấu dư thừa trong máu mạnh gấp nhiều lần so với các thảo dược như ngưu tất, phấn mía, sen, tỏi, … Thậm chí các nhà khoa học đã phải thừa nhận rằng hoạt lực hạ mỡ máu của nần nghệ có thể sánh ngang với tân dược vì vậy tác dụng hạ mỡ máu nhanh hơn so với nhiều loại thảo dược khác.

Cách áp dụng:

Bạn có thể tìm mua của nần nghệ tươi hoặc đã được phơi khô về và sắc nước để uống mỗi ngày.

Sử dụng thảo dược có vẻ an toàn, nhưng bạn sẽ khó để biết được liều lượng ra sao cho hợp lý và tốn nhiều thời gian trong việc tìm mua hay sơ chế. Chưa kể đến đó là mua phải loại thảo dược kém chất lượng khi bị người bán trộn thêm những nguyên liệu khác.

Một giải pháp an toàn cho bạn đó là Thực phẩm chức năng KYOMAN – chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng hạ mỡ máu và ổn định thành mạch.

KYOMAN có công dụng hạ mỡ máu
KYOMAN có công dụng hạ mỡ máu

KYOMAN này được chiết xuất từ nần nghệ và vẫn giữ được những công dụng hiệu quả của thảo dược quý này. Ngoài ra còn mang thành phần thuần chiết từ cam Bergamote lại càng nâng cao thêm công dụng trị mỡ máu cao.

 Cơ chế tác dụng hạ mỡ máu của KYOMAN
Cơ chế tác dụng hạ mỡ máu của KYOMAN

Qua bài viết, mong rằng các bạn sẽ không còn hoài nghi “máu nhiễm mỡ có chữa được không” và có một kế hoạch kiểm soát bệnh, rèn luyện nâng cao sức khỏe cho bản thân mình. Chúc các bạn thành công.

Đặt mua Kyoman

- Giá bán: 320.000đ/hộp

- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên

ĐẶT MUA THEO LIỆU TRÌNH

Thông báo

x
Mua hàng