Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

RỐI LOẠN MỠ MÁU

1.Rối Loạn Mỡ Máu (Rối loạn Lipid máu) Là Gì?

Rối loạn mỡ máu – tên gọi khác của bệnh mỡ máu cao là tình trạng nồng độ mỡ trong máu gồm  Cholesterol toàn phần, Cholesterol xấu (LDL – C), Triglyceride tăng và giảm Cholesterol tốt như HDL – Cholesterol.

2. Chẩn Đoán

Bệnh rối loạn mỡ máu được chẩn đoán chính xác thông qua chỉ số xét nghiệm mỡ máu

+ Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200 mg/dL)

+ Triglyceride > 1,7 mmol/L (150 mg/dL)

+ LDL-cholesterol > 2,58 mmol/L (100 mg/dL)

+ HDL-cholesterol < 1,03 mmol/L (40 mmol/L)

3. Dấu Hiệu

Khi người bệnh bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) sẽ có các triệu chứng ở giai đoạn nhẹ như đau mỏi hoặc tê cứng chân tay, chóng mặt, đau đầu, chán ăn, suy nhược cơ thể…

Nếu không điều trị đẩy lùi tình trạng rối loạn lipid máu thì người bệnh có thể gặp những cơn đau thắt ngực, hoa mắt chóng mặt, ngất ngã… đó là những dấu hiệu ban đầu của biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tai biến mạch  máu não, suy tim…

4. Nguyên Nhân

Bệnh rối loạn mỡ máu có thể được gây ra bởi 2 nhóm nguyên nhân:

Nhóm nguyên nhân có thể kiểm soát (có thể thay đổi):

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, nhiều chất béo

 Người béo phì

Thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá

Lười vận động khiến mỡ tích tụ nhiều

Nhóm nguyên nhân không thể kiểm soát:

 Yếu tố di truyền

 Tuổi tác

5. Rối Loạn Mỡ Máu Có Nguy Hiểm Không?

Rối loạn mỡ máu được ví như căn bệnh “giết người âm thầm” bởi nếu không được điều trị sớm, mỡ máu cao trong thời gian dài có thể hình thành các mảng xơ vữa gây ra các biến chứng nguy hiểm như :

        Bệnh tim mạch: Mỡ máu cao hình thành các mảng xơ vữa, khi bị bong ra chúng sẽ gây ra tắc hẹp mạch máu ở tim.

        Đột quỵ: mảng bám mỡ máu làm thu hẹp mạch máu. Lượng máu đến não bị tắc nghẽn, cục máu đông vỡ ra gây xuất huyết não.

        Bệnh gan: Mỡ tích tụ trong gan có thể gây gan nhiễm mỡ, có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.

        Tiểu đường: Lượng Triglyceride tăng làm gan kháng lại Insulin do tuyến tụy tiết ra để điều hòa chuyển hóa đường từ đó gây ra bệnh tiểu đường

        Suy giảm trí nhớ: Mỡ máu tăng gây hại cho mạch máu não tạo nên Protein độc hại là Amyloid. Amyloid làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

6. Điều Trị

6.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là điều đầu tiên người mắc rối loạn mỡ máu cần thực hiện. Một chế độ dinh dưỡng cân đối ít chất béo, giảm mỡ động vật thay bằng những món ăn giàu chất xơ, omega-3 có thể làm giảm mỡ máu rất tốt.

Thay vì hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia thì người bệnh nên tập cho mình thói quen uống trà xanh mỗi ngày

Bên cạnh đó, vận động cơ thể mỗi ngày trên 45 phút bằng các hình thức như đạp xe, chạy bộ, tập thể dục… giúp hệ thống tuần hoàn lưu thông, giảm mỡ tích tụ.

6.2. Thuốc

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày chính là phương pháp phòng và chống lại bệnh mỡ máu cao. Tuy nhiên, khi mỡ máu tăng quá cao, để kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu tốt hơn, bác sĩ có thể chỉ định đơn độc hoặc phối hợp các loại thuốc hạ mỡ máu trong phác đồ điều trị của người bệnh.

7. Chế Độ Ăn Uống

7.1. Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) nên ăn gì?

Người mắc bệnh rối loạn mỡ máu nên ăn những thực phẩm chứa ít Cholesterol vừa có hiệu quả làm giảm mỡ máu như lúa mạch, bột yến mạch, các loại đỗ, đậu, gừng, mộc nhĩ…

Ăn những thực phẩm có hàm lượng Cholesterol thấp, giàu chất xơ điển hình là rau xanh, hoa quả tươi… cũng tăng cường quá trình đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Tăng cường những món ăn chế biến từ cá chứa Omega-3 như cá hồi, cá thu… từ 2-3 lần mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Thay vì ăn mỡ từ động vật thì người bệnh nên dùng dầu từ đậu nành, ô liu … để xào nấu trong bữa ăn thường ngày.

7.2. Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) nên kiêng gì?

Trái lại những thực phẩm nên ăn, người mắc bệnh mỡ máu nên kiêng những món ăn chứa nhiều cholesterol như mỡ, nội tạng, da động vật, bơ sữa bò… bởi có thể làm tăng nhanh quá trình xơ vữa động mạch.

Kiêng những món ăn chế biến sẵn theo dạng chiên, rán như khoai chiên, bánh rán, nen rán… bởi những chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng mỡ máu rất nhanh.

Không uống rượu bia, hút thuốc lá

Sử dụng ít đạm động vật vào buổi tối và hạn chế ăn ít thịt với hạn mức 200g/tuần.

8. Cách Phòng Tránh

Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu trong nhóm nguyên nhân không thể thay đổi từ di truyền, yếu tố gia đình, các trường hợp rối loạn mỡ máu khác đa phần đều gây ra do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: béo phì, ít vận động. Do đó, việc có một lối sống khoa học từ chế độ dinh dưỡng đến vận động sẽ giúp phòng tránh bệnh rối loạn mỡ máu hiệu quả.

Về chế độ dinh dưỡng, nên giảm đầu tiên là các loại chất béo, Chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng hấp thụ hằng ngày. Nếu giảm được 1% lượng cholesterol hàng ngày sẽ giảm 2% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 150 – 200 gram thịt cá để duy trì mức cholesterol trong máu ổn định. Thay vào đó là tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho quá trình đào thải mỡ xấu. Nên ăn nhiều các loại cá chứa omega-3, tăng cường đạm từ các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, thịt nạc heo, bò, gà… Ngoài ra, không hút thuốc lá và uống rượu bia cũng góp phần tích cực vào phòng tránh bệnh mỡ máu.

Bên cạnh dinh dưỡng là những phương pháp vận động tích cực. Theo các chuyên gia, hằng ngày nên vận động từ 45 phút đến 1 tiếng bằng cách đi bộ, đạp xe để tăng cường sức khỏe và giảm mỡ tích tụ.

Đặt mua Kyoman

- Giá bán: 320.000đ/hộp

- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên

ĐẶT MUA THEO LIỆU TRÌNH

Thông báo

x
Mua hàng