1. Mỡ máu là gì?
Mỡ máu (hay còn gọi là lipid máu) là thành phần chất béo lưu thông trong máu. Mỡ máu có vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo tế bào và các tổ chức, đặc biệt là cấu tạo màng tế bào, màng nhân, màng ty thể….
Mỡ máu gồm có: cholesterol, triglyceride, phospholipid và một số chất khác.
2. Rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu là sự mất cân bằng các thành phần Mỡ máu. Người bệnh có những bất thường về các chỉ số sau:
- Tăng Cholesterol toàn phần
- Tăng LDL – Cholesterol
- Tăng Triglyceride
- Giảm HDL – Cholesterol
3. Nguyên nhân Rối loạn mỡ máu
- Nguyên phát: Những rối loạn do yếu tố di truyền làm suy giảm hoạt tính LDL Receptor (thụ thể LDL), suy giảm lipoprotein lipaste.
- Thứ phát: Do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, công việc căng thẳng, do sử dụng thuốc và biến chứng của một số bệnh,… Đặc biệt từ sau tuổi 30, chức năng của các tế bào nói chung bị suy giảm, chuyển hóa cơ bản giảm làm tăng nguy cơ Rối loạn mỡ máu.
4. Đối tượng có nguy cơ cao bị Rối loạn mỡ máu
- Nam / nữ trung niên từ 30 tuổi trở lên
- Người bị hội chứng chuyển hóa: Thừa cân, Béo phì, Tiểu đường, Tăng huyết áp, hội chứng Thận hư, Suy tuyến giáp, bệnh Gan mãn…
- Người ăn nhiều tinh bột, đường, chất béo, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên, nướng
- Người ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
- Phụ nữ mãn kinh
5. Chẩn đoán Rối loạn mỡ máu
Các dấu hiệu nhận biết: Rối loạn mỡ máu diễn tiến âm thầm, ít có triệu chứng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khi Rối loạn mỡ máu tăng nặng gây xơ vữa và có biến chứng về Tim mạch, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sớm như sau:
- Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau …. Kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ.
- Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.
- Khó thở, có thể kèm với tức ngực
- Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt thoáng qua, hay tê bì chân tay,…
- Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay nguyên hàm,…
Tầm soát – xét nghiệm
- Những người nằm trong đối tượng có nguy cơ cao bị Rối loạn mỡ máu nên làm xét nghiệm 6 tháng một lần, người bình thường nên làm xét nghiệm 1 năm một lần với các chỉ số: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-C và HDL- C.
- Nên làm xét nghiệm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao bồm cả đồ uống có năng lượng).
6. Hậu quả của Rối loạn mỡ máu:
Hậu quả trực tiếp của rối loạn mỡ máu là biến chứng mạch máu gây ra Xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, Rối loạn mỡ máu còn liên quan nhiều đến Rối loạn chuyển hóa khác.
Tăng huyết áp:
- Rối loạn mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim,… dẫn đến Tăng huyết áp. Bên cạnh đó, Rối loạn mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm Tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp dễ dẫn đến các bệnh lý Tim mạch nguy hiểm, Suy thận, tổn thương Động mạch mắt gây mù lòa, Tai biến mạch máu não,…
Tim mạch: Thiếu máu cơ tim, Nhồi máu cơ tim
- Thừa Cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả Cholesterol và Triglyceride cùng tăng cao, nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch , dẫn đến Thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là Nhồi máu cơ tim.
Thiếu máu não, Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
- Rối loạn mỡ máu, đặc biệt ở người tăng Cholesterol, khiến cho tinh thể Cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây Thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra Đột quỵ não (Nhồi máu não).
Gan nhiễm mỡ
- Gan nhiễm mỡ là khi có sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ làm suy giảm Chức năng gan, Xơ gan, Ung thư gan (khi kèm Viêm gan).
Sỏi mật
- Khi lượng Cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, Cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành Sỏi mật. Sỏi mật có thể làm Viêm túi mật, nguy cơ tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da…
Tiểu đường
- Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường, đồng thời bệnh Tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra Rối loạn mỡ máu.
Béo phì
- Bệnh béo phì làm tăng nồng độ Triglyceride và LDL Cholesterol, làm giảm nồng độ HDL cholesterol trong máu. Khoảng 90% bệnh nhân Béo phì, béo bụng gặp Rối loạn mỡ máu. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng hình thành và phát triển bệnh Xơ vữa động mạch. Do đó, việc phát hiện sớm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân Béo phì có thể giúp điều trị và dự phòng sớm những hậu quả do béo bụng gây ra.
7. Phòng và kiểm soát Mỡ máu
Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cuộc sống hiện đại.
Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân chính dẫn đến Xơ vữa động mạch, Tăng huyết áp, Thiếu máu – Nhồi máu cơ tim…. làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe, khả năng lao động, thậm chí dẫn đến tử vong.
Để phòng ngừa và điều trị rối loạn mỡ máu cần tuân thủ các vấn đề sau:
Chế độ vận động:
- Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, đều đặn các ngày trong tuần, tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi (có thể cần tư vấn của các bác sĩ nếu có bệnh lý Tim mạch, Xương khớp….
Chế độ ăn hợp lý
- Cân bằng năng lượng ăn vào trong ngày cho người Thừa cân, Béo phì gặp Rối loạn mỡ máu
- Giảm lượng chất béo < 25%
- Giảm lượng Cholesterol< 200 mg / ngày
- Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ. Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid béo no như mỡ, bơ và nhiều cholesterol (óc, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng,…)
- Sử dụng ngũ cốc, chất xơ chủ yếu trong rau quả, gạo,..
Hạn chế thói quen có hại:
- Thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích khác.
- Tránh căng thẳng thần kinh (stress)
Sử dụng thuốc
- Điều trị Rối loạn mỡ máu bao gồm các nhóm thuốc như: hạn chế hấp thu Cholesterol, tăng hoạt động men Lipoprotein Lipase, ức chế tổng hợp Cholesterol,… Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ, như Suy tế bào gan, Viêm cơ (Tiêu cơ), Tiêu chảy, Đau đầu, Suy giảm sinh lý, mệt mõi, thiếu năng lượng,….
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên
Với những người mỡ máu cao thì nguy cơ tái phát bệnh rất là cao. Chính vì thế việc dùng các sản phẩm kiểm soát mỡ máu phải thường xuyên, liên tục, kết hợp với chế độ ăn kiêng thích hợp, luyện tập thể thao đều đặn, giảm cân (ở người béo phì) để tăng hiệu quả phòng ngừa.
Khuynh hướng dự phòng và điều trị hiện nay là kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược và sử dụng lâu dài. Hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, vững bền thành mạch cho người mắc hội chứng chuyển hóa, mỡ máu cao, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.
KYOMAN là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn cho người bệnh.
Có thể sử dụng lâu dài để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, mỡ máu, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch bởi sự kết hợp chiết xuất Bergamot và chiết xuất Nần nghệ
- Chiết xuất Bergamot – Bergamonte: Nguyên liệu được chuyển giao từ HP Ingredient. Đây là chiết xuất thảo dược đã được nghiên cứu & cấp bằng sáng chế tại Mỹ (US-20110223271) để ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp kiểm soát mỡ máu & duy trì đường huyết ổn định.
- Chiết xuất Nần nghệ: Ứng dụng thành quả nghiên cứu hơn 40 năm của TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên bộ môn Dược liệu – Trường ĐH Dược Hà Nội)
Dược liệu Nần vàng (Nần nghệ) được Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng phát hiện vào đầu những năm 1970 (chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển giúp “bụng bé lại” và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm mà người dân tộc Dao coi là thuốc quý hiếm). Theo Tiến sĩ, tác dụng của loại dược liệu này là hạ mỡ dư thừa trong máu, giúp bình ổn huyết áp, điều hòa nhịp tim, chống viêm khớp (hiệu quả cao với viêm khớp dạng thấp).
if (function_exists('register_sidebar') && dynamic_sidebar('area-single-box'));
?>