Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) đang ngày càng gia tăng do lối sống thiếu vận động và chế độ ăn uống nhiều chất béo và đường. Mỡ máu cao tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tử vong. 48% số ca đột quỵ và 56% số ca thiếu máu cơ tim là do mỡ máu cao. Bất cứ ai ở độ tuổi và giới tính nào cũng có thể bị mỡ máu cao. Do đó việc hiểu biết đúng về căn bệnh này là điều rất cần thiết.

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là bệnh gì?

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là tình trạng nồng độ mỡ trong máu quá cao. Mỡ là thành phần cần thiết cho cơ thể, giúp cung cấp năng lượng, tham gia cấu tạo tế bào, thành phần để sản xuất các hormon… Tuy nhiên nếu lượng mỡ trong máu quá nhiều sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cần phải can thiệp.

Làm sao biết bạn có bị mỡ máu cao?

Để xác định bạn có mắc mỡ máu cao hay không, các bác sĩ sẽ phải làm xét nghiệm máu. Nếu bạn chưa có bệnh mỡ máu trước đây, các chuyên gia khuyên bạn nên xét nghiệm mỡ máu định kì 5 năm một lần bắt đầu từ năm 20 tuổi. Nếu bạn được chẩn đoán mắc mỡ máu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn theo dõi các chỉ số thường xuyên hơn.

Hiểu về các chỉ số mỡ máu

Mỡ máu gồm nhiều thành phần, trong đó hai thành phần liên quan đến bệnh mỡ máu cao là triglycerid và cholesterol.

  • Triglycerid: nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể, được dự trữ ở gan và mô mỡ. Ăn quá nhiều chất béo làm cho cơ thể không đốt cháy hết để sản sinh năng lượng có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao.
  • Cholesterol: tham gia cấu tạo tế bào, tổng hợp hormon. 80% cholesterol được tổng hợp ở gan, chỉ 20% được cung cấp từ thức ăn. Để vận chuyển trong máu, cholesterol liên kết với một loại protein tạo thành lipoprotein. Có hai loại lipoprotein chính là HDL-cholesterol và LDL cholesterol.

LDL- cho còn gọi là cholesterol xấu hay mỡ xấu, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các mô và tế bào. Tuy nhiên khi nồng độ LDL này tăng cao sẽ bám vào thành động mạch, dần dần hình thành các mảng xơ vữa là nguyên nhân của các biến chứng trên tim mạch như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

HDL-cho còn gọi là cholesterol tốt hay mỡ tốt bởi nó vận chuyển Cholesterol dư thừa từ trong máu trở về gan đồng thời vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa ở thành mạch qua đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch khác. Nồng độ HDL – cho cao có tác dụng bảo vệ ngăn ngừa bệnh lý nhồi máu cơ tim.

Cholesterol toàn phần bao gồm cả 3 thành phần HDL Cholesterol, Triglyceride, LDL Cholesterol. Công thức tính cholesterol toàn phần là:

Cholesterol toàn phần = HDL-c+ LDL-c+ (Triglycerides x 0.20) (đơn vị: mg/dl)

Chỉ số mỡ máu nói lên điều gì?

Dựa vào chỉ số mỡ máu của bạn, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị rối loạn lipid (mỡ máu cao) hay không. Điều này ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn trong tương lai. Việc đánh giá các chỉ số sẽ dựa vào bảng sau:

Giá trị của các chỉ số mỡ máu Đánh giá giá trị của chỉ số mỡ máu
Cholesterol toàn phần (cholesterol)
< 200mg/dL (< 5.17mmol/L) Bình thường
200 – 239 mg/dL (5.17 – 6.18 mmol/L) Giới hạn cao
≥ 240mg/dL (≥ 6.2 mmol/L) Cao
LDL – cho
< 100 mg/dL (< 2.58 mmol/L) Tối ưu
100 – 129 mg/dL (2.58 – 3.33 mmol/L) Cần tối ưu
130 – 159 mg/dL ( 3.36 – 4.11 mmol/L) Giới hạn cao
160 – 189 mg/dL (4.13 – 4.88 mmol/L) Cao
≥ 190 mg/dL (≥ 4.91 mmol/L) Rất cao
HDL – cho
< 40 mg/dL (<1.03 mmol/L) Thấp
≥ 60 mg/dL (≥ 1.55 mmol/L) Cao
Tryglyceride
< 150 mg/dL (<1.695 mmol/L) Bình thường
150 – 199 mg/dL (1.695 – 2.249 mmol/L) Giới hạn cao
200 – 499 mg/dL (2.26 – 5.639 mmol/L) Cao

Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Người ta phân ra thành 2 loại nguyên nhân chính: không thay đổi được và thay đổi được.

Trong đó, yếu tố di truyền thuộc loại nguyên nhân không thay đổi được. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55, nữ dưới 65), bạn cũng có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu.

Còn lại các nguyên nhân khác như:

  • Ăn uống: ăn nhiều chất béo và đường, sử dụng rượu bia
  • Chế độ sinh hoạt: hút thuốc lá, stress, lười vận động
  • Béo phì
  • Sử dụng 1 số thuốc: estrogen, thuốc trị HIV, thuốc chẹn beta
  • Biến chứng của 1 số bệnh: Đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy giáp,…

Thuộc nhóm nguyên nhân có thể thay đổi, trong đó ăn uống và chế độ sinh hoạt – hệ quả của lối sống hiện đại, là hai nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay.

Mỡ máu cao có nguy hiểm không?

Vì không gây ra các triệu chứng khó chịu hay đau đớn nên nhiều người thường chủ quan khi bị mỡ máu cao. Tình trạng mỡ máu cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Cao huyết áp
  • Gan nhiễm mỡ
  • Tiểu đường
  • Sỏi mật
  • Viêm tụy
  • Xơ vữa động mạch

Trong đó xơ vữa động mạch là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất ở những người mỡ máu cao. Xơ vữa động mạch là các mảng xơ vữa hình thành ở trong hành động mạch, mảng xơ vữa này có thể lớn dần lên làm hẹp hoặc tắc lòng mạch. Vấn đề nguy hiểm ở chỗ mảng xơ vữa rất hay gặp ở các động mạch nuôi dưỡng các cơ quan trọng yếu của cơ thể như động mạch vành (nuôi tim) và động mạch não, dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Với người mắc rối loạn mỡ máu để tránh các biến chứng nguy hiểm thường phải sử dụng thuốc tây lâu dài. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây dài ngày lại gặp hệ lụy liên quan đến các tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, tiêu cơ vân cấp, suy thận, tăng nguy cơ mắc tiểu đường… Chính vì thế, lựa chọn các thảo dược thiên nhiên an toàn hơn đang là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp rối loạn mỡ máu. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm thảo dược là an toàn, nên chọn sản phẩm thảo dược có nghiên cứu về hiệu quả cũng như độ an toàn trên lâm sàng.

KYOMAN – Thảo dược toàn diện giúp kiểm soát mỡ máu, vững bền thành mạch đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả & độ an toàn trên lâm sàng.

Các sản phẩm thảo dược hay thuốc Tây khác chỉ tập trung vào giảm mỡ máu, còn KYOMAN là sản phẩm toàn diện không chỉ kiểm soát mỡ máu, mà còn tăng sức bền thành mạch máu, kiểm soát đường huyết để giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra.

Tác dụng của KYOMAN là do kết hợp chiết xuất Bergamot- được chuyển giao từ tập đoàn H&AD được nghiên cứu và cấp bằng sáng chế tại Mỹ, và chiết xuất nần nghệ ứng dụng thành quả nghiên cứu hơn 40 năm của Tiến sĩ, Lương Y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên bộ môn Dược liệu – Trường ĐH Dược Hà Nội). Qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy cả hai thành phần đều chứng minh hiệu quả và độ an toàn cao.

Chiết xuất Bergamote: Nghiên cứu trên 237 người bị tăng lipid máu, tăng cholesterol máu cho thấy sử dụng chiết xuất bergamote trong 30 ngày làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL, đặc biệt tăng HDL (cholesterol tốt) đồng thời giảm đáng kể lượng đường trong máu. Chiết xuất bergamote trong KYOMAN đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm chức năng Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận GRAS (Generally Recognized as Safe): là chứng nhận tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cho phép sử dụng trong thức ăn và thức uống.

Chiết xuất nần nghệ đã được thử nghiệm trên 500 bệnh nhân có rối loạn mỡ máu. Kết quả cho thấy: Hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần, trong quá trình sử dụng không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.

Ngoài ra, KYOMAN còn được chứa 2 thảo dược hesperidin và rutin đặc biệt có khả năng giúp tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu.

Có thể nói, KYOMAN là giải pháp thảo dược toàn diện đầu tiên cho các trường hợp rối loạn mỡ máu, mắc hội chứng chuyển hóa để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Để được tư vấn về bệnh mỡ máu hoặc các thông tin về sản phẩm Kyoman, vui lòng gọi điện đến tổng đài 1800 1796 (miễn cước) để gặp các dược sĩ.

Để đặt sản phẩm online và được giao hàng tận nhà, vui lòng XEM TẠI ĐÂY!

 

Đặt mua Kyoman

- Giá bán: 320.000đ/hộp

- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên

ĐẶT MUA THEO LIỆU TRÌNH

Thông báo

x
Mua hàng