Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)

  1. Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là bệnh gì?

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng các chất mỡ trong máu bao gồm tăng Cholesterol toàn phần, Cholesterol xấu (LDL – C), Triglyceride và giảm Cholesterol tốt như HDL – Cholesterol.

  1. Ý nghĩa của các chỉ số mỡ máu

Mỡ máu gồm nhiều thành phần, trong đó hai thành phần liên quan đến bệnh mỡ máu cao là triglycerid và cholesterol.

  • Triglycerid: nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể, được dự trữ ở gan và mô mỡ. Ăn quá nhiều chất béo làm cho cơ thể không đốt cháy hết để sản sinh năng lượng có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao.
  • Cholesterol:tham gia cấu tạo tế bào, tổng hợp hormon. 80% cholesterol được tổng hợp ở gan, chỉ 20% được cung cấp từ thức ăn. Để vận chuyển trong máu, cholesterol liên kết với một loại protein tạo thành lipoprotein. Có hai loại lipoprotein chính là HDL-cholesterol và LDL cholesterol.

LDL- cho còn gọi là cholesterol xấu hay mỡ xấu, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các mô và tế bào. Tuy nhiên khi nồng độ LDL này tăng cao sẽ bám vào thành động mạch, dần dần hình thành các mảng xơ vữa là nguyên nhân của các biến chứng trên tim mạch như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

HDL-cho còn gọi là cholesterol tốt hay mỡ tốt bởi nó vận chuyển Cholesterol dư thừa từ trong máu trở về gan đồng thời vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa ở thành mạch qua đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch khác. Nồng độ HDL – cho cao có tác dụng bảo vệ ngăn ngừa bệnh lý nhồi máu cơ tim.

Cholesterol toàn phần bao gồm cả 3 thành phần HDL Cholesterol, Triglyceride, LDL Cholesterol. Công thức tính cholesterol toàn phần là:

Cholesterol toàn phần = HDL-c+ LDL-c+ (Triglycerides x 0.20) (đơn vị: mg/dl)

  • Cách đọc các chỉ số mỡ máu

Đọc kết quả cholesterol toàn phần:

<200 mg/dL hoặc <5,1 mmol/L: Bình thường

200-239 mg/dL hoặc 5,1-6,1 mmol/L: Mức giới hạn bình thường

≥240 mg/dL hoặc 6,2 mmol/L: Tăng Cholesterol máu, nguy cơ bệnh động mạch vành cao gấp 2 lần.

Đọc kết quả HDL – Cholesterol tốt:

Nam: <40 mg/dL hoặc <1,0 mmol/L – Nữ: <50 mg/dL hoặc <,3 mmol/L: Thấp, có nguy cơ bệnh tim mạch

>60 mg/dL hoặc >1,5 mmol/L: Trạng thái tốt, ít có nguy cơ tim mạch

Đọc kết quả LDL – cholesterol xấu:

<100 mg/dL hoặc <2,6 mmol/L: Tốt

Từ 100-129 mg/dL hoặc 2,6-3,3 mmol/L: Giới hạn bình thường

Từ 130-159 mg/dL hoặc 3,3-4,1 mmol/L: Tăng những vẫn ở mức giới hạn

Từ 160-189 mg/dL hoặc 4,1-4,9 mmol/L: Tăng, nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não

≥90 mg/dL hoặc 4,9 mmol/L: Tăng, nguy cơ rất cao mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não

Đọc kết quả Triglyceride

<150 mg/dL hoặc <1,7 mmol/L: Bình thường

Từ 150-199 mg/dL hoặc 1,7-2,2 mmol/L: Tăng giới hạn

Từ 200-499 mg/dL hoặc 2,2-5,6 mmol/L: Tăng, nguy cơ cao

≥500 mg/dL hoặc 5,6 mmol/L: Tăng, nguy cơ rất cao.

  • Khi nào cần xét nghiệm mỡ máu?

Theo Hội tim mạch học Việt Nam, người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm các thành phần cơ bản của lipid máu mỗi năm 1 lần hoặc ít nhất là 5 năm/ lần.

  1. Dấu hiệu của mắc mỡ máu cao

Người mắc bệnh mỡ máu cao giai đoạn đầu sẽ có các triệu chứng như: Chân tay tê cứng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, đau đầu…

Khi ở vào giai đoạn tăng nặng, bệnh mỡ máu cao sẽ biểu hiện rõ ràng nhất ở những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở nặng hoặc các triệu chứng chóng mặt, ngất ngã, đau tức, chướng bụng, … Những triệu chứng này chính là những điển hình của các căn bệnh là biến chứng của mỡ máu cao như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, cục máu đông gây tắc mạch máu, suy tim, …

  1. Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ máu cao như:

  • Chế độ dinh dưỡng (Ăn nhiều thịt đỏ, phủ tạng động vật, uống nhiều rượu bia, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ…)
  • Ít vận động, ngồi ì một chỗ
  • Yếu tố di truyền
  • Tuổi tác
  1. Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) có nguy hiểm không?

Mỡ máu cao cũng như một số bệnh khác tiến triển theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Ban đầu người bệnh sẽ mắc các triệu chứng như đau tức ngực, hoa mắt chóng mặt, đau đầu… tuy không quá nguy  hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày.

Nếu để bệnh nặng hơn, có thể dẫn tới những căn bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu và não bộ nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đột quỵ… người bệnh có thể bị biến chứng gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời.

Xơ vữa động mạch hình thành do mỡ máu cao

Trong đó, xơ vữa động mạch là biến chứng nghiêm trọng nhất. Xơ vữa động mạch là các mảng xơ vữa hình thành ở trong hành động mạch, mảng xơ vữa này có thể lớn dần lên làm hẹp hoặc tắc lòng mạch. Vấn đề nguy hiểm ở chỗ mảng xơ vữa rất hay gặp ở các động mạch nuôi dưỡng các cơ quan trọng yếu của cơ thể như động mạch vành (nuôi tim) và động mạch não, dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

  1. Điều trị mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)

Thay đổi lối sống: Người bệnh nên thay đổi lối sống bằng cách điều chỉnh dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày, giảm chất béo và đường nhưng vẫn cần đảm bảo đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể. Bỏ thuốc lá và rượu bia cùng những nước uống chứa gas và cồn. Đồng thời cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Sử dụng thuốc để điều chỉnh lipid máu: Uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát mỡ máu.

  1. Cách phòng tránh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)

Một chế độ ăn hạn chế các đồ rán, chiên xào thay vào đó là các món ăn nhiều chất xơ và có tác dụng giảm mỡ máu từ gừng, chế phẩm từ đậu, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà xanh… sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc mỡ máu. Tăng cường vận động và kiểm soát cân nặng.

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra mỡ máu thường xuyên để sớm phát hiện và có những biện pháp giảm mỡ máu.

Mua hàng