Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

Máu nhiễm mỡ : nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là căn bệnh phổ biến gặp ở 29% người Việt Nam trưởng thành. Máu nhiễm mỡ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân với những triệu chứng không điển hình khác nhau và cần có cách điều trị cũng như chế độ ăn uống khoa học để cải thiện bệnh nhanh nhất.

I. Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Lipid máu hay còn gọi “nôm na” là mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể, xuất hiện tại nhiều cơ quan, cũng như hormone giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.

Vậy máu nhiễm mỡ là gì?

Để biết có bị máu nhiễm mỡ hay không, bạn phải đi xét nghiệm mỡ máu chuẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn ít nhất 12 giờ đồng hồ để lấy máu và đánh giá các chỉ số.

Mỡ máu cao nếu một hoặc đồng thời nhiều các chỉ số xét nghiệm lipid máu tăng.

“Mỡ xấu” tăng cao khi:

 

LDL – cholesterol > 3.3 mmol/L (130mg/dL)
Cholesterol toàn phần > 5.2mmol/ L (200mg/dL)
Công thức tính cholesterol toàn phần như sau:
Cholesterol tp = LDL-Cholesterol + HDL–Cholesterol + VLDL– cholesterol
Triglyceride > 1,7 mmol/L (150mg/dL)

 

“Mỡ tốt”bị giảm xuống ngưỡng dưới:

• HDL – cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)

 

 

 

II. Triệu chứng máu nhiễm mỡ


Các triệu chứng của máu nhiễm mỡ thường không điển hình và rõ ràng. Bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:
Mức 1: Giai đoạn đầu, mỡ máu hơi tăng nhẹ và không có triệu chứng gì nổi bật. Người bệnh chỉ vô tình phát hiện ra khi đi khám sức khỏe định kì.
Mức 2: Bệnh nhân mỡ máu cao có thể gặp phải biểu hiện hoa mắt, đau đầu , chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay quên, tê bì tay chân… và dễ nhầm với bệnh khác. Rối loạn lipid máu cũng thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì…
Mức 3: Giai đoạn bệnh năng với các triệu chứng tức ngực, thở gấp, hụt hơi, đau ngực, nghẹt mũi, không thể nói… bệnh mạch vành, tai biến, đột quỵ.
Mức 4: Bệnh nghiêm trọng hơn do mỡ máu kéo dài gây xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành. Mạch đập đứt quãng, chân đi không vững hoặc khập khiễng, đau thắt ngực
Mức 5: Ít gặp – Bất thường vùng vòm giác mạc vũng đáy mắt do tăng lipid máu

 

III. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ phổ biến

Máu nhiễm mỡ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường được phân thành 2 nhóm chính:

 

Rối loạn mỡ máu nguyên phát

– nguyên nhân không thể thay đổi được –
Mỡ máu do di truyền, đặc biệt nếu trong gia đình có người trẻ tuổi bị bệnh tim mạch. Mất cân bằng chuyển hóa lipid xuất phát từ rối loạn hệ gen và di truyền từ đời bố mẹ sang con.
Thông thường, mỡ máu cao hay gặp ở bệnh nhân nam trên 55 tuổi, nữ trên 65 tuổi. Người bị mỡ máu di truyền thậm chí có thể phát hiện bệnh khi mới ngoài 30, và dễ gặp phải nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

 

Rối loạn mỡ máu thứ phát

– nguyên nhân có thể thay đổi được –
Mỡ máu cao có thể khởi phát từ chế độ ăn uống, vận động thiếu khoa học, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc kèm theo một chứng bệnh rối loạn chuyển hóa khác:

  • Ăn uống: ăn nhiều chất béo và đường, sử dụng rượu bia
  • Chế độ sinh hoạt: hút thuốc lá, stress, lười vận động
  • Béo phì
  • Sử dụng một số thuốc: thuốc lợi tiểu thiazid, glucocorticoid, chẹn beta, thuốc trị mụn trứng cá isotretionoid…
  • Biến chứng của một số bệnh: Tiểu đường, hội chứng thận hư, suy giáp,…

IV. Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ được coi là “ sát thủ thầm lặng” với các diễn biến âm thầm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mỡ máu gây tỉ lệ tử vong rất cao chỉ sau bệnh AIDS và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch – một hậu quả của máu nhiễm mỡ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ mắc rối loạn mỡ máu ở Việt Nam tăng nhanh nhất ở độ tuổi từ 35 cho đến 44 tuổi với tỷ lệ là 41,7%. Trong khi đó, tỉ lệ người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ lên tới 63%.

Rối loạn mỡ máu kéo dài là nguyên nhân kéo theo một loạt các biến chứng nguy hiểm khác.

a. Gan nhiễm mỡ

50% bệnh nhân mỡ máu cao bị gan nhiễm mỡ.
Mỡ máu dư thừa được vận chuyển về gan. Lượng mỡ máu quá nhiều, vượt qua khả năng chuyển hóa của gan gây mỡ tích tụ trong gan. Khi mỡ gan vượt quá 5% khối lượng gan được gọi là gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ kéo dài gây viêm gan, xơ gan, biểu hiện chứng vàng da, đau hạ sườn phải, buồn nôn, chán ăn, ói mửa

b. Sỏi mật

Cholesterol (cùng với sắc túi mật và muối canxi) là một trong các thành phần chính của dịch mật. Lượng cholesterol bị bão hòa ( thừa) trong túi mật tạo ra tinh thể và tích lũy lại thành sỏi mật.
Triệu chứng của sỏi mật (do túi mật nằm ngay sát dưới gan) là đau thượng vị hoặc hạ sườn phải

c. Tăng huyết áp

Mỡ máu cao làm tăng độ nhớt của máu. Rối loạn mỡ máu kéo dài gây xơ vữa động mạch, bít hẹp lòng mạch, khiến tim phải tăng áp lực đẩy máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng lâu ngày làm tăng huyết áp.

d. Tiểu đường

Rối loạn chuyển hóa lipid kéo dài kéo theo rối chuyển hóa đường và làm giảm chức năng bài tiết insullin của tuyến tụy gây đái tháo đường.

e. Viêm tụy cấp

Có tới 1 – 7% trường hợp viêm tụy cấp là do tăng Triglycerid máu. Một số thành phần trong mỡ máu làm tắc mao mạch tụy, làm vỡ tế bào acinar tụy, kích hoạt quá trình viêm => Cơn viêm tụy cấp dữ dội
Triệu chứng: Đau đột ngột vùng trên rốn, đau dữ dội, lan lên ngực, sang 2 mạn sườn, đau dữ dội sau vài giờ và kéo dài cơn đau trong nhiều tiếng.

f. Tai biến, đột quỵ

Tổ chức Y tế thế giới ước tính, rối loạn mỡ máu có liên quan đến 90% ca nhồi máu cơ tim, 93% ca đột quỵ não trên toàn cầu.
Các mảng xơ vữa có thể di chuyển theo tuần hoàn từ mạch máu lớn tới mạch máu nhỏ, gây bít tắc một phần hoặc toàn bộ tuần hoàn máu đến nuôi não và cơ tim. Hậu quả là gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

 

 

V. Bệnh máu nhiễm nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Khoảng 25% lượng cholesterol trong cơ thể đến từ nguồn thức ăn bên ngoài. Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong các nguyên nhân bất lợi dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ. Vì vậy, người bệnh cần cải thiện chế độ ăn uống đúng, đủ, tăng cường một số thực phẩm lành mạnh, kiêng ăn một số món ăn bất lợi.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

 

  • Nên ăn nhiều rau, hoa quả tươi ( chia thành nhiều bữa trong ngày)
  • Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô ( bánh mì đen, gạo lứt…)
  • Người bệnh máu nhiễm mỡ có thể uống sữa đã tách béo, giảm đường
  • Nên ăn thịt nạc và thịt da cầm loại bỏ da
  • Cá béo ( nhiều dầu và omega), ăn ít nhất 2 lần/ tuần
  • Đậu và đậu Hà lan
  • Các loại hạt ( số lượng hạn chế 4 – 5 lần/ tuần)
  • Dầu thực vật không bão hòa ( dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu … không chiên lại nhiều lần) nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng

Máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

  • Kiêng ăn mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ
  • Không nên uống sữa béo ( nguyên kem)
  • Bị máu nhiễm mỡ không nên ăn lòng đỏ trứng ( vì lòng đỏ rất giàu cholesterol), nhưng có thể ăn lòng trắng.
  • Nên kiêng ăn phủ tạng động vật ( gan, thận, óc, lá lách…)
  • Hạn chế ăn các loại bơ động vật, thực vật
  • Các đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami,…
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh ( bao gồm cả mì ăn liền…)
  •  

VI. Cách điều trị máu nhiễm mỡ

a. Thuốc điều trị mỡ máu

Các thuốc điều trị mỡ máu hiện nay hầu hết chỉ có một loại tác dụng giảm LDL-cholesterol hoặc tăng HDL-cholesterol hoặc giảm triglyceride. Mục tiêu điều trị giảm LDL- cholesterol vẫn được ưu tiên hàng đầu.


Một số loại thuốc trị máu nhiễm mỡ hiện nay là:

Thuốc nhóm statin: Nhóm thuốc được ưu tiên hàng đầu để giảm LDL-cholesterol

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Giảm hấp thu cholesterol tại ruột non
Resins (Thuốc gắn với acid đường mật): Tăng ly giải cholesterol
Thuốc nhóm Fibrat: Giảm Triglycerid
….
Tuy nhiên, các nhóm thuốc này đều gây ra một số tác dụng lên chuyển hóa gan thận. Người bệnh có thể bị suy tế bào gan, viêm cơ ( tiêu cơ vân cấp), ỉa chảy, đau đầu, mệt mỏi… Nếu gặp phải những khó chịu này, bạn nên thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh lại thuốc và liều lượng phù hợp.
Xem thêm: Thuốc điều trị mỡ máu: cần thiết nhưng không nên lạm dụng

b. Máu nhiễm mỡ uống loại lá gì?

Theo kinh nghiệm truyền miệng, khi bị máu nhiễm mỡ có thể uống một số loại lá thuốc dân gian như cây chó đẻ răng cưa, lá sen, giảo cổ lam 7 lá,…
Tuy nhiên khả năng giảm mỡ máu của những loại lá cây này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Người bệnh cũng nên thận trọng khi mua các loại dược liệu không được kiểm duyệt, trôi nổi trên thị trường, rút bỏ hoạt chất hoặc bị chế biến sai cách để tránh ”tiền mất tật mang”.

c. Một số bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ phổ biến

Bạn có thể kết hợp một số nguyên liệu tại nhà để tạo nên bài thuốc hỗ trợ giảm mỡ máu lành tính, an toàn.
Công thức 1: Bài thuốc dân gian hỗ trợ trị mỡ máu từ tỏi, chanh và gừng
Công thức 2: Sử dụng vỏ bưởi như một vị thuốc nam hạ mỡ máu
Công thức 3: Chế biến nước bí đao để hạ mỡ máu
Xem thêm: https://kyoman.vn/4-bai-thuoc-tri-mo-mau-cao-ap-dung-tai-nha/

d. Thảo dược đầu bảng trị máu nhiễm mỡ hiệu quả

Nhắc đến dòng thảo dược trị máu nhiễm mỡ không thể bỏ qua vị dược liệu Nần nghệ. Nằm trong công trình nghiên cứu hơn 40 năm của TS. Lương Y Nguyễn Hoàng, nần nghệ được chứng minh giúp giảm mạnh LDL – cholesterol.
Hoạt chất chính trong Nần nghệ là Saponin, có khả năng “lôi kéo” mỡ thừa từ lòng mạch đến nơi cần đào thải. Nghiên cứu sử dụng cao Nần nghệ cho 500 bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid cho thấy, cholesterol toàn phần của 100% người bệnh đều giảm. Nần nghệ cũng là thảo dược hàng đầu tại Việt Nam được ứng dụng trong Dược phẩm để sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.

Nan-nghe-chua-mo-mau
Nần nghệ – thảo dược hạ mỡ máu nghiên cứu bởi TS. Lương Y Nguyễn Hoàng

Bên cạnh Nần nghệ, một dòng thảo dược khác của Italia đã được thế giới ghi nhận công dụng hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ vô cùng toàn diện. Đó chính là Cam Bergamote.

Cam-bergamote-thao-duoc-nguoi-y
Cam Bergamote – thảo dược giúp người Ý kiểm soát mỡ máu, bệnh tim mạch

Loại cam quýt có chất vỏ xù xì này có hàm lượng lớn tinh dầuhoạt chất flavonoid lên tới 38% giúp kiểm soát tất cả các chỉ số mỡ máu:

  • Giảm LDL-cholesterol
  • Tăng mỡ tốt HDL-cholesterol ( một loại mỡ giúp “ dọn dẹp” mỡ thừa lòng mạch)
  • Giảm Triglycerid trong máu
  • Giảm chỉ số mỡ trong gan, giảm men gan, cải thiện chức năng gan

Dưới đây là biểu đồ đánh giá những nghiên cứu công dụng của Bergamote tại Italia và Mỹ:

Sử dụng Bergamonte giúp giảm toàn diện các chỉ số mỡ máu, gan nhiễm mỡ

Ứng dụng từ những nghiên cứu lâm sàng bài bản của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, lần đầu tiên một chế phẩm kết hợp cả 2 loại thảo dược hàng đầu này. KYOMAN dành riêng cho bệnh nhân mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, Kyoman còn kết hợp thêm tinh chất Rutin và Hesperidin giúp tăng sức bền thành mạch, chống oxy hóa, ngừa xơ vữa động mạch, phòng ngừa nguy cơ tai biến đột quỵ.

kyoman-ha-mo-mau-giam-gan-nhiem-mo
Kyoman hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ

Để giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ hiệu quả, bạn nên sử dụng Kyoman theo liệu trình toàn diện, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để kiểm soát mỡ máu luôn ở ngưỡng an toàn.


Dưới đây là tổng hợp những thông tin hữu ích cho những người bị máu nhiễm mỡ. Hi vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về bệnh lý và tìm ra hướng điều trị mỡ máu an toàn, hiệu quả nhất.

Đặt mua Kyoman

- Giá bán: 320.000đ/hộp

- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên

ĐẶT MUA THEO LIỆU TRÌNH

Thông báo

x
Mua hàng