Mỗi khi chúng ta ngồi vào bàn ăn, bố mẹ thường khuyên ta nên ăn chậm. Nhưng có bao giờ bạn đặt câu hỏi vì sao chúng ta nên ăn chậm không?
Ăn chậm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Một nghiên cứu mới đây cho thấy ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ béo phì hoặc hội chứng rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu này còn khuyên chúng ta nên ăn chậm lại để tăng cường và cải thiện sức khỏe bởi nếu bạn ăn nhanh có thể bạn sẽ ăn nhiều hơn.
Hơn nữa, ăn uống vội vã có thể gây ra những biến động thường xuyên và đột ngột trong đường huyết của bạn dẫn đến chứng kháng insulin.
Nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hiroshima, Nhật Bản. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành trên 642 nam giới và 441 phụ nữ với độ tuổi trung bình là 51,2. Trong số họ không ai mắc hội chứng chuyển hóa kể từ lúc bắt đầu nghiên cứu hồi năm 2008.
Với mục đích nghiên cứu trên, những người tham gia được chia thành ba loại dựa trên tốc độ ăn uống thông thường của họ: chậm, bình thường và nhanh.
Trong suốt 5 năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn nhanh có khả năng mắc chứng rối loạn chuyển hóa (khoảng 11.6%) cao hơn những người ăn với tốc độ bình thường (khoảng 6.5%) và người ăn chậm (khoảng 2.3%).
Hội chứng chuyển hóa chỉ một nhóm các vấn đề sức khoẻ hoặc các triệu chứng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì hoặc bệnh tim mạch. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng ăn uống nhanh có liên quan đến các yếu tố như tăng cân, huyết áp cao và đường huyết không ổn định.
Theo nghiên cứu này, khi bạn dành thời gian để nhai và nuốt thức ăn đúng cách, nó sẽ cho bạn thời gian để xử lý và cảm nhận sự no từ đó có thể báo hiệu bạn ngừng ăn sớm hơn và ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.
Khi mọi người ăn nhanh, não không thể xử lý cảm giác no và do đó bạn sẽ cảm thấy không no dẫn đến ăn quá nhiều, ngay cả khi bạn không còn đói nữa. Nghiên cứu này được trình bày gần đây tại Hội nghị khoa học Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017.
Hãy cùng khám phá lý do vì sao chúng ta cần phải ăn chậm:
Ăn chậm giúp giảm bớt sự thèm ăn. Mất khoảng 15-20 phút để não báo hiệu bạn đã no. Bằng cách này, bạn sẽ ăn ít hơn và cơn thèm ăn cũng tự động giảm.
Ăn chậm giảm cảm giác thèm ăn
Khi bạn nhai thực phẩm đúng cách sẽ giúp thức ăn dễ tiêu hóa. Khi ăn vội bạn gần như nuốt toàn bộ thức ăn. Khi đó các vitamin, khoáng chất, và axit amin quan trọng không thể được hấp thụ vào cơ thể. Khi ta ăn chậm, thực phẩm được chuyển hóa hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Khi bạn ăn chậm và nhai đúng cách, bạn sẽ ăn ít hơn. Điều này giúp kiểm soát số đo cơ thể và cân nặng của bạn.
Khi bạn ăn nhanh, bạn sẽ nuốt thức ăn thay vì nhai đúng cách. Điều này sẽ gây ra chứng ợ nóng và axit trào ngược vì thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách.
Bên cạnh việc tập thói quen ăn chậm trong các bữa ăn, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn nhiều chất béo, vận động thường xuyên để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên có tác dụng điều hào mỡ máu, ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa như TPBVSK Kyoman.
Bắt nguồn tự dược liệu tự nhiên. Do đó, có thể sử dụng lâu dài để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, mỡ máu, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch bởi sự kết hợp chiết xuất Bergamot và chiết xuất Nần nghệ
Chiết xuất Bergamot – Bergamonte: Nguyên liệu được chuyển giao từ HP Ingredient. Đây là chiết xuất thảo dược đã được nghiên cứu & cấp bằng sáng chế tại Mỹ (US-20110223271) để ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp kiểm soát mỡ máu & duy trì đường huyết ổn định.
Chiết xuất Nần nghệ: Ứng dụng thành quả nghiên cứu hơn 40 năm của TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên bộ môn Dược liệu – Trường ĐH Dược Hà Nội)
Dược liệu Nần vàng (Nần nghệ) được Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng phát hiện vào đầu những năm 1970 (chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển giúp “bụng bé lại” và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm mà người dân tộc Dao coi là thuốc quý hiếm). Theo Tiến sĩ, tác dụng của loại dược liệu này là hạ mỡ dư thừa trong máu, giúp bình ổn huyết áp, điều hòa nhịp tim, chống viêm khớp (hiệu quả cao với viêm khớp dạng thấp)