“Vòng bụng to ra, vòng đời ngắn lại” là những cảnh báo của các nhà nghiên cứu y học trên Thế giới về tình trạng dư thừa mỡ vòng hai. Trong đó, người có vòng bụng to có khả năng rất cao mắc hội chứng chuyển hóa nếu kèm thêm 2 yếu tố: Tăng huyết áp và tăng đường máu.
Thế nào là Hội chứng chuyển hóa?
Hội chứng chuyển hóa thường được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh cao huyết áp, tăng đường máu, dư thừa mỡ trung tâm hay bất thường về Cholesterol xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và các vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đái tháo đường…
Cụ thể, Theo Tổ chức y tế Thế giới áp dụng chẩn đoán khi người bệnh có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau:
Nam có vòng bụng ≥ 90 cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm
Triglycerid máu ≥ 150mg/dl.
HDL-C < 40mg/dl (nam) và <50mg/dl (nữ)
Huyết áp ≥ 130/85mmHg.
Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl.
Như vậy, khi người bệnh có vòng bụng to hơn chỉ số trên đồng thời có ít nhất 2 dấu hiệu còn lại thì người bệnh đã mắc hội chứng nguy hiểm này. Do đó, những người có vòng bụng to dáng người quả táo hay quả lê cần đặc biệt chú ý tới các chỉ số huyết áp, chỉ số đường trong máu để chủ động phòng ngừa và điều trị.
Nguy cơ tiềm tàng của Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa đang trở thành một vấn đề lớn về sức khỏe với 32% người Mỹ, 25% người lớn ở châu Âu và Mỹ Latin mắc phải, tỉ lệ đang tăng ở các nước Đông Á. Bệnh tăng theo tuổi: 10% ở lứa tuổi 20 và 40% ở lứa tuổi 60.
Bởi biến chứng của Hội chứng này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Những người mắc hội chứng chuyển hóa sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi; nguy cơ bị cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần, nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường cao gấp 5 lần người bình thường. Ngoài ra, hội chứng này còn gây rối loạn cương dương, làm tăng huyết áp, đau chân cách hồi…
Giải pháp cho những người mắc Hội chứng chuyển hóa
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Y tế, để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa, không giải pháp nào tối ưu hơn là phải tự cứu mình. Tức là người bệnh phải tự ý thức trong việc phòng và chữa bệnh. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân phải có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Cần giảm tối đa lượng đường đưa vào cơ thể, giảm muối, giảm ăn thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến, ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Tập thể dục nhiều hơn. Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Tất cả các thói quen này có thể giúp giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và giảm chất béo trung tính, cũng như tăng cholesterol tốt và giảm vòng eo.
Ngoài ra, hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại dược liệu có tác dụng tốt trong hỗ trợ đẩy lùi hội chứng chuyển hóa như chiết xuất Bergamonte từ Bergamot – một loại cây họ cam quýt có tác dụng kiểm soát mỡ máu và ổn định đường huyết ở mức bình thường, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Hay cao nần nghệ đã được Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng phát hiện vào đầu những năm 1970 có tác dụng hạ mỡ dư thừa trong máu, giúp bình ổn huyết áp, điều hòa nhịp tim.
Nhận thấy giá trị của những loại dược liệu quý cần được ứng dụng vào thực tế để hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, vững thành mạch cho người mắc hội chứng chuyển hóa, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã kết hợp thành công 2 loại dược liệu trên trong sản phẩm TPBVSK Kyoman.
Với thành phần gồm 4 loại dược liệu trong đó có 2 loại dược liệu quý là chiết xuất Bergamonte – Nguyên liệu được chuyển giao từ HP Ingredient và chiết xuất Nần nghệ chuyển hóa, sản phẩm giúp người bệnh ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, mỡ máu, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch. Thêm nữa, nguồn gốc tự nhiên phù hợp để người bệnh sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ của thành phần.
Bên cạnh đó, Kyoman còn được sản xuất dưới sự giám sát chặt chẽ theo dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP – WHO mang đến cho người bệnh những viên nang chứa thành phần thảo dược chất lượng và an toàn nhất.
Như vậy, với những người mang thân hình quả táo được cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe cần có một chế độ dinh dưỡng và luyện tập nghiêm túc kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như TPBVSK Kyoman để giảm thiểu mỡ bụng, ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa.