“Chân đút gầm bàn, tay đánh máy tính” là xu hướng làm việc của dân văn phòng trong thời đại công nghệ hiện nay. Sự tiện nghi hiện đại này những tưởng sẽ mang lại điều kiện làm việc lý tưởng, thế nhưng những thói quen từ môi trường này đã tạo điều kiện cho bệnh mỡ máu cao trở nên phổ biến với dân văn phòng.
Quan niệm rằng mỡ máu chỉ gặp ở độ tuổi trung niên là sai lầm bởi càng ngày cuộc sống hiện đại khiến con người giảm vận động và phụ thuộc vào máy móc. Chưa kể với những thói quen và chế độ dinh dưỡng không khoa học cộng thêm những đặc thù công việc của dân văn phòng đã dẫn tới nguy cơ mỡ máu tăng mạnh ở nhóm đối tượng này.
Ngồi nhiều
Các tế bào trong cơ thể có chức năng chuyển hóa thành chất béo, được gọi là preadipocyte sẽ biến thành mỡ nhanh hơn khi ngồi.
Nhà nghiên cứu William Tigbe cho biết “Ngồi nhiều trong tư thế ít vận động trong thời gian dài sẽ dẫn đến vòng eo càng to ra, lượng triglycerides (chất béo tự nhiên trong mô) cao, tương đương với mỡ trong máu cao và lượng cholesterol tốt HDL thấp. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ít vận động
Ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian dài đồng nghĩa với việc hạn chế vận động toàn thân. Không những trở thành thói quen xấu mà việc ít vận động làm cho máu khó lưu thông trong cơ thể. Đồng thời lượng mỡ trong máu sẽ tích tụ ngày càng nhiều.
Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Những bữa ăn trưa vội vã nơi công sở là lý do khiến nhóm thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ là lựa chọn thường xuyên của dân văn phòng. Bên cạnh sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian thì chất béo trong thức ăn nhanh có ảnh hưởng lớn cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là mỡ máu.
Dầu mỡ làm tăng lượng Cholesterol trong máu, khi cholesterol tích tụ trong máu sẽ ức chế dòng máu và gây nguy cơ đau tim, cao huyết áp, và đột quỵ.
Stress
Việc ngồi một chỗ cả ngày, thiếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít trò chuyện và tâm sự cũng như áp lực công việc quá căng thẳng là nguyên nhân gây nên trầm cảm và lo âu ở người làm việc văn phòng.
Theo một nghiên cứu, những người gặp áp lực trong công việc trong vòng 12 tháng sẽ gây tăng 8,7% nguy cơ rối loạn mỡ máu, một bệnh gây rối loạn các chất mỡ trong máu làm tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và Triglyceride (một loại mỡ trong máu) hoặc giảm cholesterol tốt (HDL).
Những người bị áp lực công việc sẽ có mức độ cholesterol xấu cao bất thường trong khi mức độ cholesterol tốt lại thấp và chỉ số phát sinh xơ vữa cao, nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch.
Không phải bỗng dưng bệnh mỡ máu cao trở thành nỗi ám ảnh của dân văn phòng. Bởi Cholesterol xấu càng cao càng làm cho xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim) hoặc tắc mạch não (nhũn não) gây đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng.
Thay đổi thói quen nơi công sở
Vậy những người thường xuyên phải ngồi lâu, chịu nhiều áp lực như dân văn phòng phải làm sao để thay đổi thói quen phòng ngừa nguy cơ gây mỡ máu cao?
Hãy di chuyển bằng cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy. Đây không chỉ là một biện pháp thể dục đốt cháy calo mà còn giúp tăng sự lưu thông máu và giảm mỡ tích tụ. Tăng sự vận động cho cơ thể như thường xuyên di chuyển khỏi chỗ ngồi, tập một số động tác thể dụng giúp máu lưu thông và thả lỏng cơ thể.
Thay bằng những cốc trà sữa hay café, dân văn phòng nên sử dụng trà xanh – một loại thức uống tốt cho sự trao đổi chất trong cơ thể. Bổ sung nhiều rau củ trong mỗi bữa ăn, hạn chế đồ ăn có đường và giàu chất béo sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế mỡ máu.
Trà xanh giúp dân công sở hạn chế mỡ máu
Với người mắc rối loạn mỡ máu để tránh các biến chứng nguy hiểm thường phải sử dụng thuốc tây lâu dài. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây dài ngày lại gặp hệ lụy liên quan đến các tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, tiêu cơ vân cấp, suy thận, tăng nguy cơ mắc tiểu đường… Chính vì thế, lựa chọn các thảo dược thiên nhiên an toàn hơn đang là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp rối loạn mỡ máu. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm thảo dược là an toàn, nên chọn sản phẩm thảo dược có nghiên cứu về hiệu quả cũng như độ an toàn trên lâm sàng.
KYOMAN – Thảo dược toàn diện giúp kiểm soát mỡ máu, vững bền thành mạch đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả & độ an toàn trên lâm sàng.
Các sản phẩm thảo dược hay thuốc Tây khác chỉ tập trung vào giảm mỡ máu, còn KYOMAN là sản phẩm toàn diện không chỉ kiểm soát mỡ máu, mà còn tăng sức bền thành mạch máu, kiểm soát đường huyết để giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra.
Tác dụng của KYOMAN là do kết hợp chiết xuất Bergamot- được chuyển giao từ tập đoàn H&AD được nghiên cứu và cấp bằng sáng chế tại Mỹ, và chiết xuất nần nghệ ứng dụng thành quả nghiên cứu hơn 40 năm của Tiến sĩ, Lương Y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên bộ môn Dược liệu – Trường ĐH Dược Hà Nội). Qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy cả hai thành phần đều chứng minh hiệu quả và độ an toàn cao.
Chiết xuất Bergamote: Nghiên cứu trên 237 người bị tăng lipid máu, tăng cholesterol máu cho thấy sử dụng chiết xuất bergamote trong 30 ngày làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL, đặc biệt tăng HDL (cholesterol tốt) đồng thời giảm đáng kể lượng đường trong máu. Chiết xuất bergamote trong KYOMAN đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm chức năng Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận GRAS (Generally Recognized as Safe): là chứng nhận tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cho phép sử dụng trong thức ăn và thức uống.
Chiết xuất nần nghệ đã được thử nghiệm trên 500 bệnh nhân có rối loạn mỡ máu. Kết quả cho thấy: Hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần, trong quá trình sử dụng không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.
Ngoài ra, KYOMAN còn được chứa 2 thảo dược hesperidin và rutin đặc biệt có khả năng giúp tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu.
Có thể nói, KYOMAN là giải pháp thảo dược toàn diện đầu tiên cho các trường hợp rối loạn mỡ máu, mắc hội chứng chuyển hóa để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.