Lá sen chữa mỡ máu là bài thuốc vẫn được lưu truyền trong dân gian. Vậy bài thuốc dân gian này có thực sự hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất.
Thực hư lá sen chữa mỡ máu
Lá sen chữa mỡ máu còn nhiều bất cập
Theo đông y, lá sen hay tên gọi là Hà diệp hay Liên diệp có tính thanh nhiệt, bình can, vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ. Dùng lá sen thường dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ và hạ nhiệt, chữa sốt miệng khô khát phải chọn những lá màu lục, còn nguyên, không bị sâu, không có vết thủng. Thời gian gần đây trên các phương tiện đại chúng, nhất là mạng xã hội đăng tải không ít về bài thuốc lá sen chữa mỡ máu. Vậy liệu bài thuốc này có đem lại hiệu quả như lời đồn đại?
1. Có giảm mỡ máu nhưng hiệu quả thấp
Nói về khả năng lá sen chữa mỡ máu, ThS. BS. Nguyễn Thị Hằng- Phó chủ nhiệm bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: “Đã có một số nghiên cứu chứng minh lá sen có hạ cholesterol và lipid máu nhưng tác dụng của nó không cao, nếu không muốn nói là yếu. Vì vậy mà lá sen chỉ được dùng kết hợp với một số dược liệu khác có tác dụng hạ cholesterol (như sơn tra, bạch linh, ý dĩ, hạ khô thảo, ngũ gia bì…) nhằm mục đích điều hòa lipid máu”.
2. Chưa được khoa học chứng minh
Việc dùng lá sen chữa mỡ máu còn được bác sĩ Hằng cho biết thêm: “Hiện, chưa có nhiều bằng chứng chứng minh lá sen có thể giúp giảm mỡ máu hiệu quả nhanh như vậy. Đặc biệt là nếu chỉ dùng lá sen không thôi, mà không kết hợp với các vị thuốc khác thì khó có thể chữa được giảm mỡ máu. Vì vậy bệnh nhân không nên quá kỳ vọng vào việc điều trị bằng lá sen khô cũng như các sản phẩm từ lá sen”. Trước đây BV. Hữu nghị Việt Xô – đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao, song kết quả chưa rõ ràng.
Lá sen chữa mỡ máu còn nhiều bất cập
Lá sen chữa mỡ máu còn nhiều bất cập
Bác sĩ Hằng cũng lưu ý, người sử dụng không nên nhầm lẫn giữa giảm mỡ máu với giảm béo. Hiện tại chưa thể kết luận lá sen có tác dụng giảm béo. Nó chỉ có khả năng điều hòa lipid máu theo xu hướng làm giảm lipid tự do và cholesterol máu, ít nhiều sẽ có lợi cho người béo nhưng chưa chắc đã giảm béo được.
3. Tác dụng phụ của lá sen
Bác sĩ Hằng cũng khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các sản phẩm chức năng được bào chế từ lá sen, chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết, tránh tuỳ tiện và luôn cảnh giác bởi nguy cơ dị ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trước khi đi khám bệnh hoặc mua thuốc nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thực phẩm chức năng được bào chế từ lá sen
Bởi mặc dù lá sen được xác định là tính mát, bình, không độc nhưng nếu dùng quá liều hoặc tùy tiện thì nó cũng có thể trở thành chất gây hại cơ thể. Khi bị ngộ độc có thể có các triệu chứng như: tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng; nôn nao, hoảng hốt, da xanh tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, mạch nhỏ yếu, khó bắt, tim đập chậm, không đều, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp… Ngoài ra, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều.
Giải pháp toàn diện cho máu nhiễm mỡ-Thực phẩm chức năng Kyoman
Việc sử dụng các loại thực phẩm từ thiên nhiên đang được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên cần có sự kiểm chứng của khoa học để bảo tính an toàn trong quá trình. Mặc dù lá sen chữa mỡ máu là có thật tuy nhiên cho đến nay những chứng minh thực tế là rất ít và tác dụng rất chậm.
Kyoman là một trong những biện pháp toàn diện đã được kiểm chứng lâm sàng.
Lá sen chữa mỡ máu là một bài thuốc dân gian đã được lưu truyền từ lâu, song chưa hiệu quả và chưa có căn cứ khoa học rõ ràng, vì vậy người dùng cần thận trọng khi sử dụng và Kyoman được xem là một giải pháp thay thế. Mọi chi tiết về liều dùng, cách dùng phù hợp với tình trạng bệnh xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1796 (cước phí 0đ) hoặc hotline 094.380.6556- Công ty cổ phần CVI để được các dược sĩ, bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Xem thêm: Các bài thuốc chữa mỡ máu tại đây
- Giá bán: 320.000đ/hộp
- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên