Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

Cholesterol cao: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

cholesterol là gì

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo có trong màng tế bào của đại đa số các mô  tổ chức trong cơ thể. Chúng được vận chuyển trong huyết tương của máu.

Cholesterol phần lớn được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, và một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn.

Cholesterol toàn phần là lượng Cholesterol tổng thể được tìm thấy trong máu. Bao gồm cả 3 thành phần HDL Cholesterol, Triglyceride, LDL Cholesterol.

Công thức tính cholesterol toàn phần là: Cholesterol toàn phần = HDL-c+ LDL-c+ (Triglycerides x 0.20) (đơn vị: mg/dl)

LDL Cholesterol còn được gọi là mỡ xấu hay cholesterol xấu, là một loại lipoprotein mang cholesterol ở trong máu. Khi nồng độ LDL cholesterol tăng cao, chỉ số này không có lợi vì nó làm cho Cholesterol thừa xâm nhập vào thành mạch máu, là nguyên nhân gây ra các biến chứng xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim,..

HDL Cholesterol còn gọi là mỡ tốt hay Choleterol Tốt, là một chất đạm nhầy, nặng, có tỷ trọng khá cao, đặc biệt có khả năng vận chuyển những cholesterol dư thừa trong thành mạch máu về gan để chuyển hóa. Qua đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch khác. Nồng độ HDL cholesterol cao có tác dụng bảo vệ ngăn ngừa bệnh lý nhồi máu cơ tim.

Cách đọc chỉ số Cholesterol

Đọc kết quả cholesterol toàn phần:

<200 mg/dL hoặc <5,1 mmol/L: Bình thường

200-239 mg/dL hoặc 5,1-6,1 mmol/L: Mức giới hạn bình thường

≥240 mg/dL hoặc 6,2 mmol/L: Tăng Cholesterol máu, nguy cơ bệnh động mạch vành cao gấp 2 lần.

Đọc kết quả HDL – Cholesterol tốt:

Nam: <40 mg/dL hoặc <1,0 mmol/L – Nữ: <50 mg/dL hoặc <,3 mmol/L: Thấp, có nguy cơ bệnh tim mạch

>60 mg/dL hoặc >1,5 mmol/L: Trạng thái tốt, ít có nguy cơ tim mạch

Đọc kết quả LDL – cholesterol xấu:

<100 mg/dL hoặc <2,6 mmol/L: Tốt

Từ 100-129 mg/dL hoặc 2,6-3,3 mmol/L: Giới hạn bình thường

Từ 130-159 mg/dL hoặc 3,3-4,1 mmol/L: Tăng những vẫn ở mức giới hạn

Từ 160-189 mg/dL hoặc 4,1-4,9 mmol/L: Tăng, nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não

≥90 mg/dL hoặc 4,9 mmol/L: Tăng, nguy cơ rất cao mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao

Béo phì, lười vận động là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cholesterol tăng cao. Một số nguyên nhân dưới đây đóng vai trò đáng kể làm tăng lượng cholesterol trong máu.

• Chế độ ăn uống hàng ngày: Sử dụng nhiều chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, sữa, socola hay chất béo chuyển hóa có trong một số bánh quy nướng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.

• Thừa cân: Việc kiểm soát cân nặng hợp lý có thể giúp bạn giảm LDL cholesterol xấu, cholesterol toàn phần và triglycerid.

• Hoạt động thể chất: Thói quen lười vận động là một yếu tố nguy cơ khiến mức cholesterol tăng cao. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol LDL có hại và tăng mức cholesterol HDL có lợi.

• Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc cũng góp phần làm giảm cholesterol tốt HDL trong khi HDL lại giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi động mạch. Điều này dẫn đến nồng độ HDL thấp mà lại làm tăng nồng độ cholesterol xấu LDL.

• Yếu tố khác: Yếu tố di truyền cũng có thể khiến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Một số bệnh (béo phì, đái tháo đường, bệnh thận, suy giáp…) và thuốc điều trị cũng có thể gây ra tình trạng cholesterol cao.

Cholesterol tăng có nguy hiểm không?

Ban đầu, Cholesterol tăng khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi… gây cản trở đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc thường ngày.

Sau đó, nếu không có những biện pháp hạ Cholesterol trong máu, tình trạng Cholesterol cao kéo dài sẽ dễ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu não, đột quỵ… người bệnh có thể tử vong hoặc tàn phế suốt đời.

Cách điều trị tăng Cholesterol

Thay đổi lối sống: Người bệnh nên thay đổi lối sống bằng cách điều chỉnh dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày, giảm chất béo và đường nhưng vẫn cần đảm bảo đủ năng lượng cũng cấp cho cơ thể. Bỏ thuốc lá và rượu bia cùng những nước uống chứa gas và cồn. Đồng thời cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, trong một số trường hợp chỉ số Cholesterol tăng trong thời gian dài, để kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu tốt hơn, bác sĩ có thể chỉ định đơn độc hoặc phối hợp các loại thuốc hạ mỡ máu trong phác đồ điều trị của người bệnh.

Chế độ ăn cho người mắc Cholesterol máu cao

Một trong những nguyên nhân dẫn tới Cholesterol máu cao là chế độ dinh dưỡng. Do đó, người mắc mỡ máu cao cần thay đổi bữa ăn một cách khoa học để giảm Cholesterol máu.

Đầu tiên là hạn chế chất béo trong các món ăn từ mỡ, nội tạng động vật… Thay vào đó là tăng cường chất xơ có trong rau củ quả tươi giúp tăng quá trình đào thải mỡ ra ngoài cơ thể. Nên ăn thịt nạc, các loại cá chứa omega-3 như cá thu, cá hồi… giúp điều hòa mỡ máu tốt.

Ngoài ra, người bệnh cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia để tránh tăng mỡ máu hoặc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Thảo dược hạ Cholesterol máu.

Với người mỡ máu cao để tránh các biến chứng nguy hiểm thường phải sử dụng thuốc tây lâu dài. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây dài ngày lại gặp hệ lụy liên quan đến các tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, tiêu cơ vân cấp, suy thận, tăng nguy cơ mắc tiểu đường… Chính vì thế, lựa chọn các thảo dược thiên nhiên an toàn hơn đang là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp rối loạn mỡ máu. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm thảo dược là an toàn, nên chọn sản phẩm thảo dược có nghiên cứu về hiệu quả cũng như độ an toàn trên lâm sàng.

KYOMAN – Thảo dược toàn diện giúp kiểm soát mỡ máu, vững bền thành mạch đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả & độ an toàn trên lâm sàng.

hộp kyoman

Các sản phẩm thảo dược hay thuốc Tây khác chỉ tập trung vào giảm mỡ máu, còn KYOMAN là sản phẩm toàn diện không chỉ kiểm soát mỡ máu, mà còn tăng sức bền thành mạch máu, kiểm soát đường huyết để giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra.

Tác dụng của KYOMAN là do kết hợp chiết xuất Bergamot- được chuyển giao từ tập đoàn H&AD được nghiên cứu và cấp bằng sáng chế tại Mỹ, và chiết xuất nần nghệ ứng dụng thành quả nghiên cứu hơn 40 năm của Tiến sĩ, Lương Y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên bộ môn Dược liệu – Trường ĐH Dược Hà Nội). Qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy cả hai thành phần đều chứng minh hiệu quả và độ an toàn cao.

Chiết xuất Bergamote: Nghiên cứu trên 237 người bị tăng lipid máu, tăng cholesterol máu cho thấy sử dụng chiết xuất bergamote trong 30 ngày làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL, đặc biệt tăng HDL (cholesterol tốt) đồng thời giảm đáng kể lượng đường trong máu. Chiết xuất bergamote trong KYOMAN đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm chức năng Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận GRAS (Generally Recognized as Safe): là chứng nhận an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cho phép sử dụng trong thức ăn và thức uống.

Chiết xuất nần nghệ đã được thử nghiệm trên 500 bệnh nhân có rối loạn mỡ máu. Kết quả cho thấy: Hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần, trong quá trình sử dụng không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.

Ngoài ra, KYOMAN còn được chứa 2 thảo dược hesperidin và rutin đặc biệt có khả năng giúp tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu.

Có thể nói, KYOMAN là giải pháp thảo dược toàn diện đầu tiên cho các trường hợp rối loạn mỡ máu, mắc hội chứng chuyển hóa để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đặt mua Kyoman

- Giá bán: 320.000đ/hộp

- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên

ĐẶT MUA THEO LIỆU TRÌNH

Thông báo

x
Mua hàng