Điều trị bệnh mỡ máu cao cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định, trong đó cần kết hợp giữa dinh dưỡng, vận động, sử dụng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ và theo dõi định kỳ chỉ số mỡ máu. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, nhiều người bệnh vẫn mắc phải những sai lầm khiến chỉ số mỡ máu ngày một đi lên.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc lá gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hủy mỡ, giảm khả năng đào thải mỡ trong máu.
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) “Hút thuốc lá chính là nguyên nhân làm giảm mỡ tốt (HDL – Cholesterol) và tăng mạnh mỡ xấu LDL. Người bệnh mỡ máu cao hút thuốc càng nhiều thì lượng mỡ được đào thải càng ít đi khiến mỡ thừa trong máu càng tăng cao. Lượng mỡ thừa trong máu thường tụ lại ở những nơi quan trọng như mạch máu ở tim, mạch não khiến dòng chảy của máu bị ngăn lại và cục máu đông xuất hiện gây nhồi máu, đột quỵ”
Rất nhiều người bệnh quan niệm rằng mắc mỡ máu cao cần kiêng hoàn toàn chất béo. Tuy nhiên thực tế thì không phải loại chất béo nào cũng giống nhau. Cần phân biệt rõ chất béo nào xấu thì cần kiêng, nhưng chất béo tốt thì cần bổ sung để có lợi cho sức khỏe.
Có 3 loại chất béo chính
Chất béo không bão hòa: Đây là dạng chất béo tốt cho sức khỏe gồm 2 loại chính là omega-3 và omega-6. Loại chất béo này có tác dụng hạ LDL cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Tuy có chức năng tốt nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ những thực phẩm như: cá hồi, bơ, hạt óc chó, hạt lanh, đậu phộng…
Một số thực phẩm chứa chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe
Chất béo bão hòa (no): Là dạng chất béo không tốt, cần hạn chế trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Một số loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như các loại thịt động vật, sữa nguyên kem, bơ, phô mai,… Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày không nên ăn quá 7% calo từ chất béo bão hòa.
Chất béo trans: Loại chất béo rất xấu, cần loại bỏ ngay trên bàn ăn. Bởi chất béo Trans có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu, giảm nồng độ cholesterol tốt HDL và có tác dụng xấu tới sức khỏe tim mạch. Loại chất béo này được tìm thấy trong đồ ăn chiên rán, khoai tây chiên, gà chiên, bánh ngọt, bánh nướng, bơ thực vật, bánh mì…
Cần tránh xa những thực phẩm chứa chất béo Trans không tốt cho sức khỏe
Như vậy, trong quá trình điều trị mỡ máu cao, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều chất béo bão hòa, kiêng hoàn toàn chất béo trans và bổ sung chất bẽo không bão hòa. Điều đó sẽ giúp mỡ xấu hạ nhanh chóng, mỡ tốt tăng có lợi cho sức khỏe.
Nhiều người bệnh kiêng chất béo nhưng lại ăn nhiều tinh bột để bù lại năng lượng cho hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên không phải trường hợp nào ăn nhiều tinh bột là tốt. Nếu như trong các chỉ số mỡ máu, người bệnh có Triglyceride tăng cao thì thói quen ăn nhiều tinh bột lại không hề tốt. Bởi tinh bột là nguồn sản sinh Triglyceride chính cho cơ thể. Ăn nhiều tinh bột làm Triglyceride tăng dẫn đến mỡ máu tăng cao.
Trước đấy nhiều người mắc mỡ máu cao sợ ăn trứng vì trứng được coi là một loại thực phẩm chứa nhiều Cholesterol. Tuy nhiên mới đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trứng gà chứa Omega-3 có khả năng làm giảm mỡ máu, đặc biệt là chỉ số Triglyceride lại khiến nhiều người lầm tưởng ăn trứng gà nhiều sẽ tốt cho mỡ máu cao. Nhưng thực tế Lipid vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong trứng gà. Do vậy, người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, khoảng 2-3 quả mỗi tuần thì sẽ không ảnh hưởng tới mỡ trong máu.
Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 quả trứng gà
Theo các chuyên gia, mỗi ngày chỉ 1 ly rượu vang thì không ảnh hưởng tới mỡ máu mà còn có tác động tích cực đến mỡ máu tốt HDL Cholesterol. Nhưng nếu uống quá nhiều rượu bia hoặc nước ngọt có gas sẽ làm tăng nhanh tỷ trọng mỡ máu xấu LDL, chất béo trung tính và tăng mạnh nguy cơ tai biến đột quỵ.
Chất xơ có vai trò quan trọng trong quá trình đào thải mỡ dư thừa. Chất này có trong nguồn thực phẩm điển hình như rau xanh, ngũ cốc yến mạch, các loại đỗ, đậu… trong đó được chia thành 2 loại là chất xơ tan và không hòa tan. Cả hai loại đều tốt, song chất xơ hòa tan có trong yến mạch có tác dụng hạ LDL đáng kể. Do vậy người mắc mỡ máu cao bên cạnh bổ sung chất xơ từ rau củ cần tăng cường yến mạch trong chế độ ăn.
Bổ sung chất xơ hòa tan từ bột yến mạch
Cân nặng có ảnh hưởng nhiều tới bệnh mỡ máu cao bởi đa số những người béo phì đều có khả năng mắc căn bệnh này. Nhưng thực tế ngày càng có nhiều người chủ quan, ăn uống thoải mái, không để ý tới cân nặng của bản thân dẫn đến tình trạng mỡ máu tăng cao kéo dài mà không biết hoặc biết nhưng không quan tâm để giảm cân và điều trị bệnh kịp thời.
Điều này cũng khiến tỷ lệ những người béo phì tử vong do mỡ máu cao ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, những bệnh lý về gan nhiễm mỡ, tình trạng xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch cũng gia tăng nhanh chóng do sai lầm này.
Không chịu vận động cơ thể cũng là một sai lầm nhiều người mắc trong quá trình điều trị mỡ máu cao. Bởi lẽ mỡ máu cao khiến nhiều người có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, đau đầu… điều này làm người bệnh càng trở nên lười vận động hơn. Nhưng người bệnh không biết rằng chất béo sẽ ngày càng tích tụ, không thể giải phóng qua quá trình vận động. Từ đó, mỡ máu không được đào thải hay chuyển hóa càng làm bệnh nặng hơn
Hãy tập thói quen đi bộ hoặc tập thể dục mỗi ngày từ 45 đến 60 phút để cơ thể thêm khỏe mạnh và giảm mỡ tích tụ nhé!
Sau một thời gian điều trị, các chỉ số mỡ máu sẽ thay đổi, có thể chỉ số này tăng lên, chỉ số kia hạ xuống. Do vậy, nếu không thường xuyên theo dõi chỉ số mỡ máu thì người bệnh sẽ không biết được tình trạng bệnh để có những điều chỉnh phù hợp.
Nên thường xuyên làm xét nghiệm để kiểm tra mỡ máu
Xét nghiệm máu giúp người bệnh hiểu rõ tình trạng bệnh của mình qua những phân tích từ bác sĩ. Trung bình người bệnh nên xét nghiệm 3 tháng 1 lần.
Người Việt Nam thường có thói quen uống thuốc bừa bãi, có thể dễ dàng mua thuốc tại quầy hoặc sử dụng thuốc của người khác để chữa bệnh cho mình mà không biết rằng đây là sai lầm rất nguy hiểm.
Đối với thuốc có công dụng hạ mỡ máu cao nếu người bệnh quá lạm dụng sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ đối với hệ cơ vân làm giảm khả năng vận động, suy giảm chức năng gan thận do liều lượng thuốc đi vào cơ thể với mật độ quá nhiều. Ngoài ra thuốc hạ mỡ máu còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, không tự ý mua và dùng thuốc hạ mỡ máu tại nhà.
Không nên lạm dụng thuốc tân dược để hạ mỡ máu
Để hạn chế những tác dụng phụ tiêu cực của thuốc hạ mỡ máu, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược KYOMAN. Được bắt nguồn từ những thảo dược nổi tiếng như chiết xuất cam Bergamot – thảo dược được cấp bằng sáng chế tại Mỹ hay Nần nghệ – kết quả nghiên cứu hơn 40 năm của Tiến sỹ, Lương Y Nguyễn Hoàng được nhiều Hội đồng khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao, KYOMAN chính là sản phẩm toàn diện dành cho người mắc mỡ máu cao vừa có tác dụng kiểm soát mỡ máu lại làm tăng thêm sức bền thành mạch máu, giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ.
Chú Nguyễn Lương Hưng (52 tuổi, tỉnh Hải Dương) phát hiện ra mình bị mắc mỡ máu cao có tính di truyền cách đây 4 năm. Chú đã sử dụng nhiều phương pháp từ dân gian tới tây y nhưng không có hiệu quả. Chỉ sau 2 tháng sử dụng sản phẩm KYOMAN đã nhận được kết quả tích cực “Sau 1 hộp đầu tiên, tôi đã không còn cảm giác đau tức ngực, hay choáng váng nữa. Sau này thì tôi ăn ngon hơn, dấu hiệu đau đầu cùng không còn, tự nhiên người thấy khỏe mạnh ra hẳn. Hết liệu trình tôi làm xét nghiệm thì vô cùng ngạc nhiên khi chỉ số mỡ máu đã trở về ngưỡng an toàn mà đã rất lâu rồi tôi không đạt được”
Công dụng đã được chứng minh cụ thể qua các nghiên cứu do đó từ khi có mặt, sản phẩm KYOMAN đã giúp hàng ngàn người bệnh “đánh bật” mỡ máu cao trong máu, chưa ghi nhận có trường hợp nào gây tác dụng phụ.
Trong quá trình điều trị mỡ máu cao người bệnh cần lưu ý 10 sai lầm phổ biến để thay đổi mới đem lại kết quả tốt nhất.