Kiểm soát mỡ máu
Vững bền thành mạch
Tư vấn (miễn cước) 1800 1796

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Có gây hại sức khỏe hay giảm cân không?

Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh máu nhiễm mỡ ngày một tăng thêm và người mắc  máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì đang là vấn đề nhiều người quan tâm. Bởi trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị mỡ máu cao nhưng cũng để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn với người bệnh.

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì?

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì
Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì

Máu nhiễm mỡ tuy không gây tử vong ngay nhưng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, sỏi thận, tai biến mạch máu, lâu dần không được điều trị hiệu quả có thể gây đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc thăm khám phát hiện bệnh máu nhiễm mỡ cần được đề cao và chủ động thực hiện có hiệu quả. Khi phát hiện bị máu nhiễm mỡ tùy vào từng mức độ phát triển bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ tư vấn cho người bệnh máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì cho hiệu quả. 

Một số nhóm thuốc trị máu nhiễm mỡ thường được sử dụng:

1. Nhóm thuốc hạ mỡ máu statin:

Nhóm này gồm có simvastatin, atorvastatin, lovastatin, pravastatin, fluvastatin. Nhóm thuốc statin này có công dụng gây kiềm chế quy trình tổng hợp cholesterol từ đó làm cho giảm lượng LDL – C ở trong máu. Tuy nhiên thuốc này mang đến nhiều tác dụng phụ như: đau tức cơ, đau đầu, đại tiện khó, buồn nôn,…đặc biệt là gây tiêu cơ vân khi sử dụng thuốc kết hợp với fibrat nên chỉ định không được sử dụng.

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì - Nhóm thuốc statin
Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì – Nhóm thuốc statin

Ví dụ: Thuốc hạ mỡ máu Simvastatin thường được chỉ định ở bệnh nhân rối loạn lipid máu, dự phòng tai biến tim mạch ở bệnh nhân mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp,… và giảm tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch nhờ tác dụng giảm LDL, giảm Triglyceride và tăng HDL. Việc giảm cholesterol xấu và triglycerides và tăng cholesterol tốt giảm nguy cơ bệnh tim và giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim. Dù ít nhưng thuốc này vẫn gây tác dụng phụ. Có thể gây phá vỡ các mô cơ vân, dẫn đến suy thận. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh thận, suy chức năng tuyến giáp.

2. Sử dụng phương pháp điều trị bằng hormon estrogen: 

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc hỗ trợ điều trị mỡ máu từ Hormones Estrogen
Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc hỗ trợ điều trị mỡ máu từ Hormones Estrogen

Đây là một biện pháp được xem là khá thích hợp cho việc điều trị máu nhiễm mỡ ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Thuốc này có tác dụng làm tăng chất đạm béo lên khoảng 15% và làm giảm lượng cholesterol xấu vào khoảng 15%. Nhưng khi sử dụng thuốc sẽ làm cho lượng triglyceride tăng nhưng ở mức độ nhẹ, bạn có thể dùng kết hợp thuốc với progestin.

3. Thuốc chữa máu nhiễm mỡ nicotinic acid: 

Đây là vitamin hòa tan được trong nước, có công dụng gây ức chế gan sản xuất lipoprotein, giảm LDL – C lên tới 25% và tăng hàm lượng chất đạm béo cao nhất có thể đạt tới 35%. Nên sử dụng thuốc với liều lượng tăng dần, thời gian đầu thấp và sau đó tăng dần liều, và uống thuốc điều trị mỡ máu cao trong bữa ăn hoặc 30 phút trước khi uống thuốc uống 100mg aspirin nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc như mẩn ngứa, cảm giác đỏ bừng da, buồn nôn…Tuy nhiên, cần chú ý thuốc này không sử dụng được cho người viêm đại tràng, nở loét dạ dày, bị gút và người bị đái tháo đường.

Nhóm thuốc điều trị máu nhiễm mỡ khác

Ngoài những nhóm thuốc kể trên, còn một nhóm nữa tuy không được liệt vào nhóm thuốc chữa bệnh nhưng có tác dụng loại bỏ mỡ máu, cải thiện máu nhiễm mỡ rất an toàn và hiệu quả. Được hầu hết các bác sĩ và người bệnh sử dụng đó là nhóm “thực phẩm chức năng”. Với nhóm này đa phần các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên nên sự an toàn, ít hay có thể nói là không có tác dụng phụ gì so với khi sử dụng các nhóm thuốc trên.

Một trong những sản phẩm tiêu biểu phải nhắc đến đó là “Thảo dược giảm mỡ máu Kyoman”

Máu nhiễm mỡ nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu Kyoman
Máu nhiễm mỡ nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu Kyoman

Đây là sản phẩm được chiết xuất từ củ nần nghệ và cam Bergamote. Có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan, mỡ thừa trong cơ thể. Giúp tăng sức bền thành mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch gây ra.

Tìm hiểu thêm về Thảo dược giảm mỡ máu Kyoman: https://kyoman.vn/kyoman-thao-duoc-giam-mo-mau/

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Nhiều người lo lắng, không biết mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Các chuyên gia khuyến cáo, điều chỉnh rối loạn mỡ máu cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Trong khuyến cáo gần đây của Hội Tim mạch Việt Nam, dựa vào các yếu tố nguy cơ, tùy theo mức độ mà có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu người lớn tuổi có đái tháo đường, tăng huyết áp cùng với máu nhiễm mỡ thì đòi hỏi dùng thuốc giảm mỡ máu về mức gần như an toàn. Bởi nếu các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ cũng sẽ làm tăng cao nguy cơ xơ vữa mạch máu.

Người già bị máu nhiễm mỡ cùng cao huyết áp, tiểu đường nên uống thuốc
Người già bị máu nhiễm mỡ cùng cao huyết áp, tiểu đường nên uống thuốc 

Nếu người trẻ tuổi bị máu nhiễm mỡ, chưa có tăng huyết áp và đái tháo đường thì hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, chưa cần dùng thuốc.

Do đó, việc dùng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ phụ thuộc vào mức độ bệnh và độ tuổi của người bệnh. Ngoài ra, nếu chỉ số cholesterol toàn phần >6.0 mmol/L thì cũng cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần đi khám để biết rõ chỉ số mỡ máu và nghe những lời khuyên từ bác sĩ cho bản thân trước khi dùng thuốc.

Uống Thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Có gây giảm cân không?

Chưa hết băn khoăn rằng máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì. Nhiều người cũng sẽ cảm thấy bất an vì không biết uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Các nhóm thuốc điều trị máu nhiễm mỡ mang lại hiệu quả nhưng cũng đi kèm những tác dụng phụ.

Dưới đây là một số tác dụng ngoại ý khi bạn dùng các thuốc giảm lipid máu hay giảm triglyceride, giảm cholesterol toàn phần ,…

Một số tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu
Một số tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu
  • Đối với hệ gan mật: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan như tăng men SGOT/SGPT. Nghĩa là làm hoại tử tế bào gan ít nhiều. Khi SGOT (AST) và SGPT (ALT) tăng trên gấp 3 lần bình thường, bắt buộc phải ngừng thuốc đang dùng. Những trường hợp viêm gan cấp hoặc mãn có men gan tăng kéo dài thì chống chỉ định dùng thuốc trị tăng mỡ máu;
  • Đối với hệ tiêu hóa: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn tiêu hóa (1%) như ăn uống khó tiêu, táo bón khi dùng thuốc nhóm fibrate; đầy hơi (khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn) khi dùng thuốc nhóm statin;
  • Đối với hệ thần kinh: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên;
  • Đối với hệ da, cơ, xương, khớp: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm đau cơ khi sử dụng loại atorvastatin hoặc yếu cơ, đôi khi nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mày đay;

Một số lưu ý quan trọng khác là các thuốc điều trị tăng mỡ máu bị chống chỉ định trên phụ nữ có thai và phụ nữ thời kỳ đang cho con bú. Đối với nhóm fibrate nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn chính; đối với nhóm thuốc statin uống trước hoặc sau ăn đều có tác dụng như nhau.

Thực hư thuốc giảm mỡ máu Statin có tác dụng giảm cân, giảm béo?

Nhiều người biết được nhóm thuốc hạ mỡ máu này có tác dụng giảm mỡ trong máu, đã lạm dụng sử dụng để giảm cân nhanh chóng. Nhưng điều này vô cùng nguy hại đến cơ thể. Bạn lạm dụng nó, sẽ dẫn đến tất cả các tác dụng phụ kể trên.

Tuy nhiên, sử dụng đúng liều lượng của thuốc giảm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống tập luyện để duy trì cân nặng. Bạn sẽ có giảm cân nhưng đó là trong tình trạng bạn đang béo phì. Còn khi cơ thể của bạn đang ở mức cân nặng ổn định thì thuốc chỉ giúp giảm mỡ thừa tích tụ mà không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng. 

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị mỡ máu

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì và lưu ý gì
Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì và lưu ý gì

Khi dùng thuốc điều trị mỡ máu, bất kể là loại nào, bạn cũng cần tuân thủ những điều sau:

  • Uống thuốc đúng loại, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc người có chuyên môn
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để xem cần tránh kết hợp thuốc với thứ gì khác hay mẫn cảm với thành phần nào của thuốc
  • Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, lành mạnh. Không ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, không ăn nội tạng động vật, dầu mỡ động vật,….
  • Nói không với rượu bia và chất kích thích nói chung

Qua đây chắc hẳn các bạn đã biết được rằng máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì. Hãy đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và lựa chọn cho mình cách điều trị bệnh phù hợp.

Đặt mua Kyoman

- Giá bán: 320.000đ/hộp

- Giao hàng tại nhà MIỄN PHÍ khi mua từ 2 hộp trở lên

ĐẶT MUA THEO LIỆU TRÌNH

Thông báo

x
Mua hàng